Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan Thanh Hoá

pdf 82 trang hapham 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan Thanh Hoá

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI o0o KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ : Sinh viên thực hiện : La Thị Huyền : Lớp : Anh 3 - KTĐN : Khóa : 45A : Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THUẾ XNK 3 I. Tổng quan về thuế XNK và hoạt động quản lí thu thuế XNK của Hải quan 3 1. Khái niệm thuế XNK 3 1.1. Định nghĩa thuế XNK 3 1.2. Vài nét về thuế xuất khẩu 4 1.3.Vài nét về thuế nhập khẩu 5 2. Thuế XNK trong giai đoạn hiện nay 6 II. Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam 8 1. Sự ra đời của thuế XNK ở Việt Nam 8 2.Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam 10 2.1.Thuế XNK là một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước 11 2.2.Thuế XNK góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước 11 2.3.Thuế XNK góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước 12 2.4.Thuế XNK góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước 13 3.Tình hình thu thuế XNK ở Việt Nam 13 3.1.Thực tế quá trình thực hiện thu thuế XNK ở Việt Nam 13 3.2.Kết quả thu thuế XNK những năm gần đây 14 III. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK tại một số nước trên thế giới 14 1. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Hoa Kỳ 15 1.1. Các loại thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ 15 1.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Hoa Kỳ 16 1.3. Hiệu quả thu được từ chính sách thuế XNK của Hoa Kỳ 18 2. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Trung Quốc 20 2.1. Loại hình thuế XNK được áp dụng ở Trung Quốc 20
  3. 2.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc 20 2.3. Hiệu quả từ chính sách thuế XNK của Trung Quốc 22 3. Nhận xét 23 3.1. Về chính sách thuế XNK 23 3.2.Về biểu thuế XNK 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU THUẾ XNK TẠI CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ 25 I. Tổng quan về Cục Hải quan Thanh Hóa 25 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hoá 25 1.1. Vị trí địa lí 25 1.2. Qúa trình hình thành, phát triển 25 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 28 2. Khái quát về tình hình hoạt động XNK trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan Thanh Hoá 28 2.1. Kết quả, số liệu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện trong giai đoạn 2005-2008 29 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 31 II. Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá 33 1. Tình hình tính thuế và thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 33 1.1. Công tác quản lí lượng hàng hoá XNK 33 1.2. Công tác quản lí giá tính thuế hàng hoá XNK 34 1.3. Công tác quản lí thuế suất, áp mã hàng hoá và tỉ giá ngoại tệ áp dụng cho việc xác định thuế hàng hoá XNK 37 1.4. Công tác quản lí thu thuế, thu nợ thuế XNK 41 2. Về công tác kiểm tra, giám sát, quản lí hải quan đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 42
  4. 2.1. Công tác giám sát quản lí 42 2.2. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại 44 3. Kết quả thu được trong công tác thu thuế XNK những năm trở lại đây tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 45 4. Đánh giá chung về công tác thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 47 4.1. Một số mặt mạnh 47 4.2.Những mặt hạn chế 48 III. Những vấn đề đặt ra trong việc quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 49 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HOÁ 51 I. Yêu cầu đặt ra đối với công tác thu thuế XNK của Nhà nước 51 II. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của một số Cục Hải quan địa phương 53 1. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh 53 2. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Hà Nội 55 3. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Hải Phòng 58 3.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 58 3.2. Chú trọng nhiệm vụ giảm nợ thuế 59 4. Nhận xét chung 60 III. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tại cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 61 1. Đối với cơ quan có thẩm quyền liên quan 61 2. Đối với Tổng cục Hải quan 62 3. Đối với Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 63
  5. 3.1. Tăng cường công tác quản lí phân loại hàng hóa, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa, đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ 63 3.2. Tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế do gian lận thương mại 65 3.3. Tăng cường hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và phòng chống ma túy 65 3.4. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế 66 3.5. Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở 67 4. Những giải pháp đối với Doanh nghiệp 70 KẾT LUẬN 72
  6. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2. CBCC: Cán bộ công chức 3. CEPT: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN 4. C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá 5. GATT: Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại 6. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội 7. GTGT: Giá trị gia tăng 8. HS: Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá 9. HTS: Biểu thuế Nhập khẩu của Hoa Kỳ 10. MFN: Tối huệ quốc 11. Non – MFN: Phi tối huệ quốc 12. XNK: Xuất nhập khẩu 13. WCO: Tổ chức Hải quan Thế giới 14. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (2005-2008) (trang 29) Bảng 2: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn Ninh Bình – Hà Nam (2005-2008) (trang 30) Bảng 3: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Nam Định (2005-2008) (trang 31) Bảng 4: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn 4 tỉnh do Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa quản lí (2003-2009) (trang 43) Bảng 5: Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2003-2009) (trang 44) Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2003- 2009) (trang 45) Bảng 7: Bảng đối chiếu số thu thuế XNK và các loại hình thu khác tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2006-2009) (trang 46)
  8. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan được nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn và phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế. Ngành Hải quan là cơ quan bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mọi quốc gia độc lập, là “binh chủng” đặc biệt trên mặt trận kinh tế. Ngành Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lí Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Hải quan là bảo đảm thực hiện quy định của Nhà nước về quản lí thu thuế hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Ngành Hải quan không chỉ hoạt động ở cửa khẩu biên giới mà hoạt động dọc biên giới, cả trong nội địa ở những nơi có yêu cầu làm thủ tục kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK); không chỉ phối hợp với các lực lượng có liên quan trong nước mà còn phải hợp tác chặt chẽ với tổ chức Hải quan quốc tế và khu vực. Các biện pháp thu thuế hàng hoá XNK của Ngành Hải quan nói chung và tại Cục Hải quan Thanh Hoá nói riêng tác động trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Do đó, việc nghiên cứu để đề ra các biện pháp quản lí thu thuế đối với hàng hoá XNK của ngành Hải quan nói chung và của Cục Hải quan Thanh Hoá nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Nhận thức rõ điều đó, người viết đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế 1
  9. nhập khẩu từ đó đánh giá thực trạng của công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí thu thuế XNK góp phần đẩy mạnh công tác thu ngân sách cho Nhà nước phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá những năm gần đây và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu là địa bàn do Cục Hải quan Thanh Hóa quản lí. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản như : thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá 5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần Mục lục, Danh mục các thuật ngữ và chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lí luận về thuế XNK Chương II: Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa Người viết xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ người viết hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời người viết cũng xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho người viết trong suốt quá trình viết khóa luận. 2
  10. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THUẾ XNK I. Tổng quan về thuế XNK và hoạt động quản lí thu thuế XNK của Hải quan Thuế XNK là một loại thuế trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Sử dụng có hiệu quả thuế XNK chính là phát huy đầy đủ các chức năng cơ bản của nó trong lĩnh vực hoạt động XNK hàng hóa. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, thuế XNK càng thể hiện vai trò và tác dụng không chỉ là công cụ thể hiện chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Là một loại thuế trong hệ thống thuế quốc gia, thuế XNK xét về chức năng, vai trò đều có những nét tương đồng với những loại thuế khác. Tuy nhiên, sự xuất hiện của thuế XNK lại bắt nguồn từ yêu cầu điều chỉnh sự vận động của hàng hóa giữa các quốc gia có chủ quyền với nhau, nó là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước cho nên thuế XNK cũng có những nét riêng về mặt nội dung, vai trò, cũng như cách thức hành thu cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ. 1. Khái niệm thuế XNK 1.1. Định nghĩa thuế XNK Thuế XNK hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu ở tại một quốc gia xác định. Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế XNK còn được các chính quyền địa phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế XNK là Hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Về mặt nguyên tắc, thuế XNK phải được nộp trước khi thông quan để người xuất khẩu có thể giao hàng hóa cho người chuyên chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên chúng có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế XNK là khá nhỏ. 3
  11. Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối thương mại là nhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với thương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàng nhập khẩu từ ngoài khối hay hàng xuất khẩu ra ngoài khối. Liên minh hải quan của khối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thì các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong khối. Tóm lại, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách khác nhau về thuế XNK tùy theo tình hình của nền kinh tế nước mình. Nhưng ở hầu hết các nước đều định nghĩa thuế XNK là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó được nhập vào hoặc xuất ra khỏi biên giới quốc gia đó. Ở Việt Nam, thuế XNK cũng được định nghĩa là: “Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam”1. Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, các khái niệm “cửa khẩu”, “biên giới quốc gia”, “thị trường trong nước”, “thị trường nước ngoài” cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn bởi có sự xuất hiện các hình thức kinh tế như: khu công nghiệp, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất, đặc khu kinh tế, được hoạt động với các quy chế đặc thù và được hưởng những quyền lợi ưu đãi. 1.2. Vài nét về thuế xuất khẩu Vào thế kỷ 17 và thế kỷ 18, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu ra bên ngoài và thuế xuất khẩu khi ấy đã trở thành một nguồn thu ngân sách vô cùng quan trọng. Đến thế kỷ 19, khi mà chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh thì việc thu thuế xuất khẩu làm gia tăng giá thành của hàng hóa xuất khẩu, cũng đồng nghĩa với việc giá tiêu thụ tại thị trường nước ngoài của hàng hóa tăng lên và dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình so với hàng hóa cùng loại trên thị trường nước ngoài. Chính vì lí do như vậy cho nên đến nửa 1 GS.TS. Bùi Xuân Lưu (Chủ biên), TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS.Nguyễn Xuân Nữ (2003), Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 103 4
  12. sau của thế kỷ 19 thì hầu hết các quốc gia đều thực hiện không đánh thuế xuất khẩu. Nhưng trên thế giới hiện nay vẫn còn một số ít các quốc gia, chủ yếu là những nước có nền kinh tế chậm phát triển, vẫn tiến hành thu thuế xuất khẩu. Những quốc gia này có nguồn thu thuế hạn hẹp và tiến hành thực hiện thu thuế xuất khẩu trên những hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên khai thác trong nước, với khối lượng xuất khẩu tương đối lớn. Chính vì vậy mà nguồn thu từ thuế xuất khẩu trở thành một nguồn thu quan trọng và tương đối ổn định của những quốc gia này. Hiện nay, vẫn còn một số quốc gia áp dụng thuế xuất khẩu với mục đích là để hạn chế xuất khẩu những hàng hóa mà nhu cầu trong nước đang thiếu hụt, những nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, hoặc muốn thông qua thuế XNK để khống chế và điều tiết lượng xuất khẩu của các loại hàng hóa, tránh xuất khẩu một cách mù quáng và để ổn định giá cả trong và ngoài nước. Chính vì những lí do như vậy mà ở Việt Nam hiện nay vẫn áp dụng thu thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa. Theo Danh mục mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính có 71 mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu. Thậm chí một số mặt hàng là tài nguyên có mức thuế suất thuế xuất khẩu rất cao lên tới 33% như đồng phế liệu và mảnh vụn, niken phế liệu và mảnh vụn, nhôm phế liệu và mảnh vụn, 2 1.3. Vài nét về thuế nhập khẩu So với thuế xuất khẩu thì thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu hàng năm lớn hơn cho các quốc gia. Ví dụ, nguồn thu từ thuế nhập khẩu tại các nước Châu Phi chiếm khoảng 30% tổng thu thuế; các nước Trung Đông là 22%; Châu Mĩ La Tinh là 13% và các nước Châu Á là 15%. Tại các nước phát triển, thu thuế chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh thu, trung bình ít hơn 1% tổng giá trị nhập khẩu. Các mức thuế suất nhập khẩu cao tại các nước đang phát triển là nhân tố chính cản trở thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.3 2 Bộ Tài Chính (2009), Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010, Nhà xuất bản Lao Động 3 Ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ngân hàng Thế giới (Tháng 9/2008), Cải cách thủ tục XNK hướng dẫn cho đối tượng thực thi, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, trang 18 5
  13. Trong điều kiện thế giới hiện nay, khi rất ít các quốc gia áp dụng thuế xuất khẩu thì cái tên mà người ta vẫn thường gọi: “Thuế quan” là chủ yếu để chỉ cho thuế nhập khẩu, ví dụ như: thuế quan ưu đãi, thuế quan áp dụng theo chương trình tối huệ quốc, bảo hộ thuế quan, Thực hiện thu thuế nhập khẩu có thể làm cho giá thành nhập khẩu tăng lên, làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trong nước và có tác động trực tiếp lên lượng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào. Chính vì vậy mà từ lâu các quốc gia đều sớm coi thuế nhập khẩu như một công cụ để hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Sử dụng hợp lí công cụ thuế nhập khẩu một mặt có thể đảm bảo cho sản xuất công – nông nghiệp trong nước được ổn định, mặt khác thuế nhập khẩu còn là công cụ hiệu quả để điều tiết và phát triển nền kinh tế. Nếu áp mức thuế nhập khẩu quá cao, có thể tạo thành rào chắn đối với hàng nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường trong nước, ngăn cản sự phát triển và hợp tác kinh tế quốc tế. Thuế nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên trong kinh tế đối ngoại. Chính vì thế cho nên nó đã trở thành công cụ để đấu tranh và hợp tác giữa các nền kinh tế, rất nhiều hiệp định hợp tác kinh tế giữa các nước trên thế giới đều lấy việc giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng chính sách ưu đãi thuế quan làm nội dung chính trong bàn đàm phán của mình. “Hiệp định chung về thuế quan và thương mại” (General Agrement of Tariff and Trade, viết tắt là GATT) ra đời năm 1947 là hiệp định mậu dịch đa phương được kí kết với mục tiêu phát triển kinh tế và mậu dịch toàn cầu, hiệp định đã đề xướng tự do hóa thương mại, từng bước gỡ bỏ hàng rào mậu dịch, trong đó một giải pháp quan trọng nhất đó là thông qua đàm phán, hiệp thương giữa các nước thành viên để giảm mức thuế nhập khẩu, tăng tính ràng buộc về thuế quan và không được tự ý tăng mức thuế suất. 2. Thuế XNK trong giai đoạn hiện nay Thuế XNK là công cụ thông qua cơ chế thị trường để điều tiết lượng hàng hóa XNK của mỗi nước. Chính vì thế cho nên trong giai đoạn hiện nay các nước vẫn cho phép việc coi thuế XNK là công cụ hợp pháp duy nhất để bảo hộ nền kinh tế mỗi quốc gia. Nhưng trong xu thế hợp tác mậu dịch toàn cầu đang ngày càng phát 6
  14. triển thì mặt bằng chung thuế XNK của các quốc gia sẽ có xu hướng giảm xuống tới mức tối ưu để vừa đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế đã được đề ra, mặt khác vẫn giữ được tỉ lệ bảo hộ thích hợp cho các ngành kinh tế trong nước có điều kiện phát triển. Chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế XNK trong những thập kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngoài liên minh. Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế quan hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ thị trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa đến từ bên ngoài. Trong trường hợp tự do hóa thương mại, lợi ích thương mại cho các thành viên không còn là điều phải tranh cãi vì mỗi quốc gia sẽ tận dụng triệt để những nguồn lực có thế mạnh, loại bỏ những ngành sản xuất không hiệu quả, đồng thời người dân cũng sẽ được tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp bảo hộ thị trường khu vực, nếu chỉ xét trong một ngành duy nhất, có thể có một số nước sẽ lâm vào tình trạng bất lợi do phải nhập khẩu những sản phẩm của các nước trong liên minh với giá cao hơn giá quốc tế. Tuy nhiên, liên minh thuế quan là một thỏa thuận hợp tác giữa các nước tham gia. Do vậy, nếu như một nước chịu thiệt hại về một ngành nào đó thì đổi lại nó sẽ được lợi từ một ngành khác trên cơ sở cân bằng về lợi ích giữa các thành viên. Nói tóm lại, đặc thù của thuế XNK so với các loại thuế khác trong hệ thống thuế là thuế XNK không những ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ ngoại giao và chính sách đối xử giữa các quốc gia mà người ta đã đưa ra một hình ảnh rất hay, đó là: “Các phương pháp xác định trị giá 7
  15. Hải quan – trị giá tính thuế hàng XNK – như là một khuôn mẫu hợp lí đúc lên những tấm bê-tông tiêu chuẩn. Khi trời yên biển lặng, nó là nhịp cầu nối cho các mối quan hệ thương mại giữa các nước, nhưng khi gió bão, nó lại dựng thành hàng rào thuế quan nghiệt ngã hay những pháo đài kiên cố trong các cuộc chiến tranh thương mại vắng tiếng súng nhưng không kém phần khốc liệt.”4 II. Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam 1. Sự ra đời của thuế XNK ở Việt Nam Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở thành một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Chỉ một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, ngày 10-9-1945, Sở thuế quan và thuế gián thu được thành lập. Thuế quan Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (từ 19-12- 1946 đến tháng 7-1954): về cơ bản, luôn có mối quan hệ mật thiết với các lực lượng vũ trang, dân quân du kích và ngoại thương. Thuế quan Việt Nam thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam đã phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử có nét đặc thù riêng. Trong thời kỳ bao cấp, XNK ở nước ta còn mang tính chất giản đơn, mặt hàng chủ yếu là nông sản, thực phẩm được xuất khẩu sang các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hàng hóa xuất khẩu thường dùng để trả nợ hoặc xuất khẩu cho các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa theo các Nghị định thư của Chính phủ. Giá hàng hóa xuất khẩu không đủ bù đắp cho những chi phí thu mua, sản xuất. Còn nhập khẩu chủ yếu là hàng viện trợ, hàng tiêu dùng, vay của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải lấy từ Ngân sách để bù lỗ cho các đơn vị XNK, vì thế thuế XNK không chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước, không có khả năng điều tiết hoạt động XNK. Sau Đại hội VI của Đảng (1986), Nhà nước ta đã có những chính sách đổi mới nền kinh tế. Việc mở cửa giao lưu kinh tế với các nước đã làm thay đổi cơ bản vai 4 Các phương pháp xác định trị giá theo GATT và kiểm toán Hải quan, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội 8
  16. trò của thuế XNK. Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương trong điều kiện nền kinh tế mở, vào ngày 29/12/1987, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa VIII, Chính phủ đã thông qua “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch” thay cho chế độ “Bù thu chênh lệch ngoại thương” có từ trước đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Đây là thứ thuế đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành bằng hình thức Luật hoàn chỉnh, nhằm tăng cường quản lí các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của Nhà nước, hình thành cơ cấu XNK hợp lí, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước, góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Luật thuế XNK có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/1988, và cũng từ đó thuế XNK cũng chính thức được ra đời và áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểu thuế XNK cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng biệt. Biểu thuế này, được xây dựng dựa trên danh mục hàng XNK Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV). Biểu thuế này hoàn toàn tuân theo từng mục đích sử dụng. Nói chung, biểu thuế XNK và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ phù hợp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc XNK theo chế độ nghị định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế XNK để chính phủ kịp thời điều chỉnh cho hợp lý. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất - nhập khẩu cũ bộc lộ nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất - nhập khẩu ngày 26-11-1991. Mục đích của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong nước, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Năm 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, 9
  17. tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế. Do đó, chính sách pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngày 7-11- 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, chúng ta phải thực hiện Cam kết về thủ tục nhập khẩu. Mức cam kết chung: Ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong vòng 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong vòng 5 - 7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm. Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô-tô, xe máy vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải. Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO, nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà Việt Nam cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Việt Nam cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. 5 2. Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam Nhìn chung, thuế XNK đối với Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung đều có chung những tác dụng cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế mà thuế XNK thể hiện vai trò của mình trên những phương diện khác nhau. Có thể nói là đối với quốc 5 Bộ Tài Chính (2007), Văn kiện và biểu thuế gia nhập WTO của Việt Nam , Nhà xuất bản Tài Chính 10
  18. này thì thuế XNK là công cụ với mục đích chủ yếu là để thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu còn việc tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước chỉ là phụ. Nhưng đối với quốc gia khác thì có thể ngược lại. Đối với Việt Nam, là một quốc gia đang trên con đường hội nhập và phát triển, ta có thể khái quát vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế ở 4 điểm chính như sau: 2.1. Thuế XNK là một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước Ở Việt Nam, nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước chủ yếu là các loại thuế, lệ phí. Trong đó, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu lớn vì dễ thu và phí cho việc thu thuế thấp, mặt khác nước ta cũng cần thực hiện chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ tránh sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu nên mức thuế còn cao (nhất là thuế suất hàng nhập khẩu). Hiện nay, với xu thế hội nhập và phát triển Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi với nhiều quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng XNK ngày càng thêm phong phú, đa dạng, tăng cả về số lượng và chất lượng. Kim ngạch XNK hàng năm không ngừng tăng, tương ứng là số thu về thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tăng và chiếm vị trí quan trọng trong tổng số thu về thuế của Ngân sách Nhà nước. Nguồn thu từ thuế XNK đã đóng góp khoảng 30% tổng thu Ngân sách Nhà nước và là một trong 3 nguồn thu lớn của Ngân sách Nhà nước sau thuế nội địa và dầu thô. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2009 tổng thu Ngân sách Nhà nước cả năm đạt 390.650 tỉ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỉ đồng). Trong đó, thu từ hoạt động XNK ước đạt 123.000 tỉ đồng tăng 1,5% (1.800 tỉ đồng)6. 2.2. Thuế XNK góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước Tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của đất nước và điều kiện cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử mà Nhà nước đề ra chính sách đối với mặt hàng xuất hay nhập khẩu. Căn cứ vào đó xây dựng một thuế suất hợp lí cho từng mặt hàng. 6 Tổng cục Hải quan – Viện Nghiên cứu Hải quan (2009), Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (Số 12), trang 1 11
  19. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang trong quá trình phát triển. Trình độ sản xuất trong nước còn lạc hậu và chưa theo kịp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu như chúng ta áp dụng chính sách mở cửa thị trường không có sự điều tiết của Nhà nước bằng việc cho phép XNK ồ ạt thì chắc chắn nền kinh tế quốc gia sẽ không phát triển được mà còn phải chịu những ảnh hưởng không tốt. Chính vì thuế XNK là một khoản chi phí được tính vào giá thành sản phẩm cho nên áp mức thuế suất cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành hàng hóa bán ra trên thị trường. Vì vậy, đối với những mặt hàng cần hạn chế xuất khẩu để bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước hay hạn chế nhập khẩu để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước thì Nhà nước sẽ đưa ra mức thuế suất cao và ngược lại. Ví dụ như để bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước cho nên Chính phủ quy định mức thuế với mặt hàng là kim loại hay có nguồn gốc từ kim loại như: đồng, nhôm, niken, chì, kẽm, thiếc phế liệu hay mảnh vụn có mức thuế suất từ 31-33%. Và để bảo vệ những ngành sản xuất trong nước ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm vệ sinh, đồ gia dụng bằng gốm sứ thì chúng ta áp mức thuế nhập khẩu vẫn còn cao là 30-45%.7 Như vậy, thuế XNK đã phát huy vai trò vô cùng quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế đặc biệt trong việc bảo hộ và phát triển các ngành sản xuất trong nước. 2.3. Thuế XNK góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước Người tiêu dùng là lực lượng lớn nhất trong xã hội. Với thu nhập cố định, họ luôn tìm mua loại hàng hóa với giá rẻ, chất lượng cao. Thuế cao hay thấp có tác dụng kích thích hay hạn chế tiêu dùng. Đối với những mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân, những mặt hàng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân thì mức thuế nhập khẩu thấp. Còn với những mặt hàng xa xỉ hay những mặt hàng nhà nước không khuyến khích tiêu dùng thì áp mức thuế suất cao. Ví dụ như: Theo Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010 mà Bộ Tài chính vừa ban hành, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2010 thì hàng hóa thuộc nhóm 24.02 là xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá hoặc từ các chất 7 Bộ Tài Chính (2009), Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010, Nhà xuất bản Lao Động 12
  20. thay thế lá thuốc lá có thuế suất thuế nhập khẩu từ 120-135%; rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ thuộc nhóm 22.04, rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thơm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm thuộc nhóm 22.05 có mức thuế suất 56-59%. 2.4. Thuế XNK góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước Bất kỳ quốc gia nào cũng xây dựng chính sách đối ngoại của riêng mình. Trong chính sách đối ngoại, Nhà nước phân biệt các khu vực xuất khẩu, nhập khẩu, những nước đã kí kết Hiệp định thương mại với Việt Nam trong đó có điều khoản ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho từng mặt hàng với số lượng cụ thể. Trên cơ sở này biểu thuế gồm ba loại thuế suất (thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường) áp dụng cho từng trường hợp.8 3. Tình hình thu thuế XNK ở Việt Nam 3.1. Thực tế quá trình thực hiện thu thuế XNK ở Việt Nam Mặc dù việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu dựa trên mặt bằng chính sách, số thu của các năm trước cũng như kế hoạch phát triển hoạt động XNK của quốc gia, nhưng trong quá trình thực hiện thu thuế thường xuất hiện các yếu tố khách quan, chủ quan, tác động đến số thu thuế XNK. Chắc chắn những yếu tố đó sẽ tác động tới việc thực hiện chỉ tiêu thu thuế của các Cục Hải quan địa phương nói riêng và Tổng cục Hải quan nói chung. Ngoài ra, cũng còn nhiều yếu tố khác tác động xấu tới việc thu thuế XNK như việc các doanh nghiệp nợ đọng thuế XNK với số tiền lớn và kéo dài (hàng năm có khoảng 800-1000 tỉ đồng nợ đọng thuế quá hạn) 9, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng tiêu cực, Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu, kiến nghị Đảng, Quốc hội, Chính phủ có biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu thu thuế XNK, chính sách mặt hàng, biểu thuế, biểu giá tính thuế sát thực tế, gắn với cải cách thủ tục hành chính Hải quan từng bước hiện đại hóa ngành Hải quan, chấn chỉnh công tác quản lí vĩ mô, điều hành XNK vv để đảm bảo 8 GS.TS. Bùi Xuân Lưu (Chủ biên), TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS.Nguyễn Xuân Nữ (2003), Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 103-105 9 Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính , 60 năm Hải quan Việt Nam (1945-2005) 13
  21. nguồn thu, trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp, kiềm chế nhập siêu. 3.2. Kết quả thu thuế XNK những năm gần đây Nhờ áp dụng những biện pháp kể trên, số thu cùa ngành Hải quan thường tăng lên hàng năm. Trong giai đoạn 2001 - 2009, ngành Hải quan luôn đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của Bộ Tài chính. Số thu năm sau luôn cao hơn số thu năm trước, cụ thể: năm 2001 đạt 29.381 tỷ đồng, năm 2002 đạt 36.784 tỷ đồng, năm 2003 đạt 39.178 tỷ đồng, năm 2004 đạt 46.017 tỷ đồng, năm 2005 đạt 52.000 tỷ đồng và năm 2006 đạt 58.000 tỷ đồng (tốc độ tăng thu bình quân hàng năm 15%). Đây là một nỗ lực rất lớn của ngành Hải quan trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế (như cắt giảm thuế theo lộ trình thực hiện CEPT trong ASEAN, các hiệp định song phương và gia nhập WTO). Đặc biệt, đây là giai đoạn đầu thực hiện xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT, tình trạng trốn thuế, gian lận qua giá còn khá phổ biến, nhưng ngành đã tập trung chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nhiệm vụ thu thuế đồng thời chống thất thu qua gian lận trị giá. III. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK tại một số nước trên thế giới Tìm hiểu kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của các nước trên thế giới là việc làm rất quan trọng. Từ đó, có những bước hoàn thiện trong xây dựng, cải cách chính sách thuế của Nhà nước cũng như việc tính thuế và thu thuế của các cơ quan chức năng có liên quan. Tìm hiểu tình hình quản lí thuế XNK của Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng vì đây là một nước phát triển với thị trường lớn nhất thế giới, chi phối nhiều đến các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế quốc tế và tình hình quản lí thuế XNK của Trung Quốc – đất nước có nhiều bước tiến vượt bậc trong thời gian gần đây, đang nỗ lực vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK, để vận dụng hợp lí vào công tác quản lí thu thuế XNK ở Việt Nam. 14
  22. 1. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Hoa Kỳ Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện chính sách không đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu mà chỉ đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu từ nên ngoài vào. Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Hoa Kỳ (hay còn gọi là biểu thuế quan, Harmonized Tariff Schedule of the United States, viết tắt là HTS) được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989. Biểu thuế này được xây dựng dựa trên hệ thống danh mục HS (Harmonised System, đây là sản phẩm trí tuệ của tổ chức Hải quan thế giới WCO và tập thể các chuyên gia của các tổ chức quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau xây dựng lên và được đưa vào áp dụng trên thế giới từ ngày 01/01/1988). Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm. 1.1. Các loại thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3 kg/gói là 6,4%. Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ. Ví dụ, mức thuế MFN (Mức thuế tối huệ quốc) năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu trong năm. Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản. Ví dụ thuế suất MFN đối với nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20%. Thuế theo hạn ngạch: Ngoài ra, một số loại hàng hoá khác phải chịu thuế hạn ngạch. Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng 15
  23. đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn ngạch trung bình là 53%. Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường. Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31 tháng 3 là 1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là 1,80 USD/m3, và ngoài những thời gian trên được miễn thuế. Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao. Ví dụ, mức thuế MFN đối với cá tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh là 0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4% đến 6%. Loại thuế này cá tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàng thành phẩm. 1.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Hoa Kỳ Hiện nay, Hoa Kỳ đang áp dụng ba mức thuế suất rất rõ ràng đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào đó là: thuế suất thông thường, thuế suất đặc biệt và thuế suất phân biệt đối xử. Trong đó, thuế suất thông thường hay mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Hàng dệt may và giầy dép thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN theo giá trị nói chung bình quân khoảng 4%. Mức thuế MFN được ghi trong cột “General” của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ. Khác với mức thuế thông thường kể trên, các quốc gia được hưởng mức thuế suất đặc biệt trong hệ thống nhập khẩu của Hoa Kỳ là các nước nằm trong Hệ thống 16
  24. ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP), các nước có kí kết các hiệp định thương mại, các luật về ưu đãi thuế quan với Hoa Kỳ như: Hiệp định thương mại tự do Bắc Kỳ, Hiệp định về thương mại hàng không dân dụng, Luật cơ hội và phát triển Châu Phi, Luật tái thiết kinh tế vùng lòng chảo Caribê (Caribbean Basin Initiative - CBI), Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đều có mức thuế rất thấp thậm chí là được miễn thuế nhập khẩu. Mức thuế suất đặc biệt được ghi trong cột “Special” của cột 1 trong Biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh hai mức thuế suất kể trên, Hoa Kỳ còn áp dụng một mức thuế suất rất cao cho các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia chưa phải là thành viên của WTO và chưa kí hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Cuba, Lào và CHDCND Triều Tiên đó là thuế suất phân biệt đối xử - Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN). Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN. Nếu như tính bình quân thì mức thuế suất này thường cao hơn so với mức thuế suất thông thường 7-8 lần, đặc biệt ở một số mặt hàng thì mức chênh lệnh này lên tới 20 lần. Mức thuế Non-MFN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ 10. Ví dụ: một loại túi sách tay làm bằng chất liệu platic có mã HS là 4202.99.10 nếu được nhập khẩu từ các quốc gia kể trên thì phải chịu mức thuế suất phân biệt đối xử là 80%, trong khi đó cũng với loại hàng hóa này thì mức thuế suất thông thường là 3,4% và mức thuế suất đặc biệt là 0%.11 Bên cạnh những loại thuế suất hàng nhập khẩu kể trên, Hoa Kỳ còn áp dụng các loại thuế suất và các biện pháp khác để thực hiện bảo hộ những ngành sản xuất trong nước như: thuế chống bán phá giá, thuế hóa các biện pháp phi thuế quan, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, 10 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (02/04/2008), Giới thiệu biểu thuế nhập khẩu Hoa Kỳ, 17/01/2010 11 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2010), , 17/01/2010 17
  25. 1.3. Hiệu quả thu được từ chính sách thuế XNK của Hoa Kỳ Nhìn về tổng thể, việc áp dụng mức thuế suất thấp của Hoa Kỳ có tác dụng rất tốt trong việc mở cửa và phát triển nền kinh tế trong nước đặc biệt là khi các ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ đã đủ mạnh để cạnh tranh với hàng ngoại nhập từ bên ngoài. Việc tính thuế theo cách tính mức thu tuyệt đối và áp dụng kết hợp hai cách tính với nhau có tác dụng rất tốt giúp cho Chính phủ Hoa Kì có thể kiểm soát hiệu quả các mặt hàng nhập khẩu và đặc biệt là hạn chế các hoạt động gian lận thương mại, tránh thất thu thuế nhất là với những mặt hàng phức tạp, dễ gian lận về giá như những hàng có thuế suất cao, giá trị lớn và tương đối mới mẻ. Có thể tóm lược hiệu quả thu được từ chính sách thuế nhập khẩu của Mĩ ở một số điểm chính như sau: 1.3.1. Khuyến khích xuất khẩu phát triển Với việc không đánh thuế xuất khẩu, chính phủ Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi để các ngành sản xuất hàng xuất khẩu trong nước phát triển và có những tác động tích cực đến nền kinh tế. Trong thập kỉ qua, xuất khẩu đã đóng góp hơn ¼ trong sự tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Hoa Kỳ thông qua việc không đánh thuế xuất khẩu không chỉ có tác dụng đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế mà còn tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động Hoa Kỳ. Ước tính khoảng 12 triệu việc làm ở Hoa Kỳ phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Đây là những công việc có thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình quốc dân từ 13-18%. Đặc biệt, theo số liệu thống kê gần đây thì lợi ích thu được từ Khu vực tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) và vòng đàm phán Urugoay đã làm lợi cho mỗi gia đình có bốn người Hoa Kỳ từ 1.200 đến 2.000 đôla mỗi năm qua việc khuyến khích sản xuất hàng hóa có chất lượng cao với giá cả thấp hơn. Ở Hoa Kỳ, cứ 1/3 đất trồng trọt được dùng để sản xuất nông sản xuất khẩu.12 Như vậy có thể nói, không có công cụ chính sách nào có thể nâng cao triển vọng phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ tốt hơn việc áp dụng không đánh thuế vào các mặt hàng xuất khẩu ra bên ngoài kết hợp với việc đẩy 12 Trường Đại học Ngoại thương (2005), Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 20) 18
  26. mạnh kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia, khu vực trên thế giới. 1.3.2. Bảo hộ và phát triển các ngành kinh tế trong nước Nhìn tổng thể trên biểu thuế quan của Hoa Kỳ ta thấy, hàng nhập khẩu được khấu trừ thuế nhập khẩu đối với những sản phẩm dùng từ nguyên liệu có xuất xứ tại Hoa Kỳ. Đây là hình thức miễn, giảm thuế nhằm khuyến khích nhà sản xuất hàng xuất khẩu nước ngoài sử dụng vật tư, nguyên liệu có xuất xứ từ Hoa Kỳ để sản xuất hàng hóa của mình khi xuất khẩu ngược trở lại vào thị trường Hoa Kỳ để được hưởng những ưu đãi về thuế quan. Như vậy, Hoa Kỳ đã sử dụng hiệu quả vai trò của thuế nhập khẩu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển từ việc khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh XNK trong và ngoài nước sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước. Công cụ thuế XNK của Hoa Kỳ không chỉ đơn thuần là công cụ để thực hiện chức năng mở cửa thị trường mà nên cạnh đó còn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để chính phủ Hoa Kỳ thực hiện bảo hộ trong nước. Hoa Kỳ luôn là quốc gia đi đầu trong việc tự do hóa thương mại cùng với quá trình cắt giảm thuế nhập khẩu. Nhưng ngược lại, Hoa Kỳ cũng áp dụng thuế chống bán phá giá và những biện pháp áp dụng khác để ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng ở mức tinh vi hơn, tránh sử dụng hàng rào phi thuế quan bằng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường Trong đó, biện pháp phi thuế quan không chỉ dừng lại ở các biện pháp phi thuế quan “cổ điển” như: giấy phép, hạn ngạch nhập khẩu Khi nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, những vấn đề xã hội như bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh công nghiệp, là những yêu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội văn minh. Chính vì điều này mà Hoa Kỳ đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại mà xét thực chất đây cũng chính là những hàng rào phi thuế quan. Với lợi thế là một nước phát triển, Hoa Kỳ đưa ra những điều kiện mới tránh những biện pháp phi thuế quan để hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Chính 19
  27. sách mở cửa thị trường trong nước thực chất chỉ dừng lại đối với những ngành hàng có lợi cho chính Hoa Kỳ. Những biện pháp bảo hộ thuế quan trên đây của Hoa Kỳ có tác dụng rất tốt đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, nó bảo vệ cho những hàng hóa trong nước chưa thực sự cạnh tranh được với thị trường bên ngoài nhưng ngược lại đó chính là những khó khăn cho hàng hóa các nước, đặc biệt là hàng hóa của những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hàng hóa của các nước kể trên sẽ rất khó có thể tiếp cận được với thị trường Hoa Kỳ nếu không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã và các tiêu chuẩn công nghiệp khác nhằm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và quy định điều kiện thương phẩm của hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ. 2. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Trung Quốc Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc làm kinh ngạc cả thế giới. Để có sự phát triển đó, chính sách thuế đóng một vai trò then chốt trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc. Về kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc là những bài học lớn cho Việt Nam. 2.1. Loại hình thuế XNK được áp dụng ở Trung Quốc Không giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện nay thực hiện việc thu thuế song song trên cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng giống như xu thế chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tiến tới việc loại bỏ dần thuế xuất khẩu để khuyến khích các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong nước. Chính vì thế cho nên ta thấy mức thuế suất xuất khẩu của hầu hết các loại hàng hóa đều là 0%, tức là miễn thuế xuất khẩu. Trung Quốc chỉ thực hiện đánh thuế trên một số mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu như các nguyên liệu trong nước cần sử dụng, các kim loại quí hiếm, 2.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGA) định mức thuế và có trách nhiệm thu thuế. Thuế nhập khẩu được chia thành 2 loại: thuế chung và thuế tối thiểu (tối huệ 20
  28. quốc). Năm đặc khu kinh tế, các thành phố mở cửa và các khu vực ngoại thương có thể được phép giảm hoặc miễn thuế. Về thuế chung, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải trả thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay thuế kinh doanh, tuỳ theo kiểu kinh doanh và loại sản phẩm của họ. GTGT áp dụng cho những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất-nhập khẩu, sản xuất, phân phối hay bán lẻ. Trung Quốc có thực hiện một chương trình khuyến khích về thuế. Thuế suất GTGT chung là 17%, song đối với các mặt hàng thiết yếu như nông nghiệp hay hàng chuyên dụng chỉ chịu mức 13%. Những doanh nghiệp nhỏ (doanh thu hàng năm dưới 1 triệu NDT, hoặc bán buôn đạt dưới 1,8 triệu NDT) chịu GTGT 6%. Không giống như những đối tượng chịu GTGT khác, kinh doanh nhỏ không được hoàn thuế đầu vào cho GTGT trả cho hàng mua của họ. Nhiều quy chế khác nhau áp dụng cho việc giảm thuế. Có thể được giảm thuế tính theo thời gian thành lập doanh nghiệp. Một số loại hàng hoá được miễn GTGT. Để khuyến khích xuất khẩu, năm 1999, Tổng cục thuế đã tăng mức hoàn thuế GTGT mấy lần, và mức cao nhất là 17% (tức là hoàn thuế 100%) đối với một số loại hàng chế biến để xuất khẩu. Thuế được giảm trong trường hợp hàng hoá nằm trong danh mục được Chính phủ Trung Quốc xếp là cần thiết cho sự phát triển của một ngành kinh tế chủ lực, chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao. Chính sách của Trung Quốc là khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sản xuất một số loại hàng hoá công nghệ cao, hoặc hàng hoá định hướng xuất khẩu không phải trả thuế cho những thiết bị nhập khẩu mà Trung Quốc chưa sản xuất được, song cần thiết cho doanh nghiệp đó. Tổng cục Hải quan Trung Quốc thỉnh thoảng cũng thông báo thuế ưu đãi cho những mặt hàng đem lại lợi ích cho các lĩnh vực kinh tế then chốt, nhất là ngành ôtô. 13 13 Quy chế xuất nhập khẩu của Trung Quốc, che-xuat-nhap-khau-cua-trung-quoc.html, 28/02/2010 21
  29. Theo thông tin của Bộ thương mại Trung Quốc, từ ngày 1/1/2010, Trung Quốc sẽ từng bước điều chỉnh thuế suất XNK, chủ yếu liên quan đến thuế suất ưu đãi MFN, thuế suất tạm thời hàng năm, tỷ lệ thuế hiệp định, thuế suất ưu đãi và danh mục thuế suất. Sau khi điều chỉnh, tổng danh mục thuế XNK năm 2010 sẽ tăng từ 7868 năm 2009 lên 7923, tổng mức thuế sẽ là 9,8%. 2.3. Hiệu quả từ chính sách thuế XNK của Trung Quốc Với chính sách thuế XNK như đã được nêu ở trên thì một mặt Trung Quốc đã khuyến khích mạnh mẽ các ngành sản xuất hàng xuất khẩu trong nước phát triển và đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác trên thị trường thế giới, mặt khác Trung Quốc vẫn giữ được tỉ lệ bảo hộ cần thiết cho các ngành kinh tế trong nước để dần dần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập. Và hiệu quả rõ nét nhất của chính sách thuế XNK của Trung Quốc mà không ai có thể phủ nhận được đó là sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế nói chung và hoạt động XNK hàng hóa của Trung Quốc nói riêng trong những năm trở lại đây. Ngoài việc Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển GDP thì sau khi gia nhập WTO, quốc gia Châu Á với thị trường hơn 1 tỷ dân này còn đạt được những bước tiến ngoạn mục trong sự phát triển hoạt động XNK. Trong lịch sử 60 năm qua của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949 - 2009), 30 năm đầu là giai đoạn khó khăn; từ năm 1952-1978, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc là 4,4%, thấp hơn GDP bình quân của thế giới là 4,5%. Chuyển sang giai đoạn cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: từ 1978 - 2008, GDP tăng bình quân hàng năm 9,6%, thu nhập quốc dân bình quân đầu người từ dưới 200 USD một lên 2.770 USD một năm. Từ vị trí thứ 19 thế giới về tổng lượng kinh tế, ngày nay Trung Quốc là nền kinh tế thứ ba thế giới và chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) trong thời gian không xa. Điều đáng chú ý là trong bối cảnh 22
  30. khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn đạt tăng trưởng GDP 7,1% trong 6 tháng đầu năm 2009.14 Như vậy có thể nói, thông qua công cụ thuế XNK, Trung Quốc đã tận dụng được các yếu tố ngoại lực để đẩy nhanh quá trình cải cách bên trong của nền kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập, phát triển nền kinh tế quốc gia. Bằng việc thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới, chính phủ Trung Quốc đã có những bước tiến ngoạn mục trong việc mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới bên ngoài, đồng thời tranh thủ khoa học kỹ thuật hiện đại từ bên ngoài để đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế trong nước. Đây chính là một nhân tố dẫn đến sự thành công của quá trình cải cách nền kinh tế của Trung Quốc mà Việt Nam chúng ta có thể lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho chính mình trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. 3. Nhận xét Nghiên cứu việc vận dụng công cụ thuế XNK để quản lí nền kinh tế của hai nền kinh tế lớn trên thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy các nước đã mạnh dạn thực hiện tự do hóa thương mại bằng việc giảm thiểu hàng rào thuế nhập khẩu, thuế hóa các hàng rào phi thuế quan kết hợp với những cơ chế tổ chức thực hiện đã góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư, phát huy tối đa vai trò và vị trí của thuế XNK trong hệ thống các công cụ kinh tế - tài chính. Khi thực hiện các chương trình cắt giảm thuế, nguồn thu của Ngân sách Nhà nước không giảm mà còn tăng lên bởi hệ quả của quá trình phát triển kinh tế mang lại. Nhìn chung, ta có thể rút ra một số nhận xét khái quát trong việc vận dụng thuế XNK của các quốc gia trên như sau: 3.1. Về chính sách thuế XNK Các quốc gia kể trên đã chú trọng đến việc hoàn thiện và thống nhất chính sách thuế XNK và chính sách, thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Các chính sách được ban hành hết sức cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh tùy tiện, trùng lặp khi áp dụng cũng như chống gian lận thương mại, gian lận về thuế XNK gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Các nước đều 14 PGS. Nguyễn Huy Quý (02/10/2009), Kinh nghiệm phát triển kinh tế, ổn định xã hội của Trung Quốc, 10/03/2010 23
  31. đã thực hiện các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định của Hiệp định trị giá GATT, phân loại hàng hóa theo mã HS của Tổ chức Hải quan thế giới WCO. Điều này, đã góp phần tạo điều kiện cho hàng hóa XNK được thông quan nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu. 3.2.Về biểu thuế XNK Biểu thuế XNK của các nước được hoàn thiện đơn giản, mức thuế suất thực hiện tiến trình cắt giảm thuế XNK. Biểu thuế phù hợp với danh mục hàng hóa được ban hành ổn định trong một thời gian khá dài. Đặc biệt qua kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế luôn luôn gắn liền với quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh. Tùy theo năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mà Chính phủ đã có các bước thực hiện chủ trương cắt giảm thuế suất cho phù hợp. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại và tạo tiên đề cho quá trình tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, mặc dù thuế XNK có tác dụng phục vụ chính sách tự do thương mại nhưng để thành công trên con đường hội nhập thì yêu cầu cơ bản có tính quyết định là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngoài ra, khi thực hiện chính sách thuế XNK cũng yêu cầu phải có các biện pháp hỗ trợ kĩ thuật của Nhà nước để thuế XNK phát huy tối đa vai trò của mình đối với nền kinh tế. 24
  32. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU THUẾ XNK TẠI CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ I. Tổng quan về Cục Hải quan Thanh Hóa 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hoá 1.1. Vị trí địa lí Cục Hải quan Thanh Hoá có trụ sở đóng tại thành phố Thanh Hoá, một tỉnh lớn của Bắc miền Trung, có số dân trên 3,6 triệu người, có cửa khẩu quốc tế đường bộ Na Mèo tại biên giới Thanh Hoá (Việt Nam) - Hủa Phăn (Lào), có cảng biển Thanh Hoá (bao gồm Cảng Lễ Môn và Cảng Nghi Sơn). Ngoài ra, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa còn được giao nhiệm vụ quản lí Nhà nước về Hải quan trên địa bàn các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam, là các tỉnh đồng bằng Bắc bộ mới được tái lập, đang có bước phát triển nhanh về kinh tế. Cùng với tỉnh Thanh Hóa, các tỉnh này nằm trên trục đường giao thông đường bộ hết sức thuận tiện (đường 10, đường 1A, đường biển ), lại gần các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và gần các cảng lớn như cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội), cảng biển quốc tế Hải Phòng Hơn nữa, đây là các địa phương có truyền thống về thủ công mỹ nghệ, dệt may và làm hàng xuất khẩu có uy tín trên thị trường quốc tế; là nơi có các hoạt động XNK phát triển ngày càng mạnh. 1.2. Qúa trình hình thành, phát triển Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền quan thuế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ, ngày 10/9/1945, Chính phủ lâm thời đã thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" - tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay. Sáu năm sau đó (năm 1951), Nhà nước đã thành lập ở Thanh Hoá “Chi sở thuế XNK” - tiền thân của Cục Hải quan Thanh Hoá ngày nay. Nhiệm vụ của “Chi sở thuế XNK”: Chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm; thu thuế hàng hoá nhập khẩu từ vùng tạm chiếm đưa ra vùng tự do như: thuốc men, mỹ phẩm, thuốc lá, dầu hoả, vải, bánh kẹo và thuế xuất khẩu với hàng cói đay, thực phẩm từ vùng tự do vào vùng tạm chiếm. 25
  33. Cuối năm 1955 Sở Hải quan Trung ương đã quyết định thành lập ở Thanh Hoá “Đội kiểm soát Hải quan lưu động” trực thuộc Sở Hải quan Trung ương (trụ sở đóng tại vùng núi Đén thuộc xã Xuân Bái - Huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá ngày nay). Nhiệm vụ của đội: làm công tác vận động quần chúng phối hợp với các cơ quan, công an nhân dân, công an vũ trang sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để chống và bắt các vụ buôn lậu thuốc phiện, vàng bạc và vận động cai nghiện cho những người nghiện hút Ngày 28/6/1962 Bộ Công Thương có Quyết định số 495 thành lập tại Thanh Hoá “ Phòng Hải quan Na mèo” trực thuộc ủy ban hành chính Tỉnh Thanh Hoá. Ngày 1/4/1963 Uỷ ban hành chính Tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định số 706 đổi tên “ Phòng Hải quan Na mèo” thành “Phòng Hải quan Thanh Hoá”, trực thuộc uỷ ban hành chính Tỉnh. Trụ sở đóng ở Phố Cống - Ngọc Lạc. Tổ chức của Phòng HQ Thanh Hoá gồm: Hải quan Cửa khẩu Na mèo, Hải quan cửa khẩu Bát Mọt, Đội Kiểm soát và Văn phòng. Hai nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Hải quan Thanh Hoá là: kiểm tra và quản lí hàng hoá, công cụ vận tải xuất nhập qua cửa khẩu Na mèo; chống buôn lậu thuốc phiện, hàng hoá xuất, nhập khẩu. Ngày 12/12/1971 Bộ Ngoại thương đã ra Quyết định thành lập Chi cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá trực thuộc Cục Hải quan TW. Biên chế có 66 người, gồm các đơn vị cơ sở: Hải quan Cửa khẩu Na Mèo; Hải quan Cửa khẩu Bát Mọt; Đội kiểm soát; Hải quan ga Thanh Hoá - Hàm Rồng; Hải quan Cảng Nghi sơn; Phòng hành chính. Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Thanh Hoá là: Giám quản hàng hoá, hành lí, ngoại hối, công cụ vận tải xuất nhập qua cửa khẩu Na Mèo, Bát Mọt, Cảng Nghi Sơn, đường sắt liên vận quốc tế (Ga Thanh Hoá - Hàm rồng); chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua biên giới. Ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 139/HĐBT qui định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Tổng Cục Hải quan, cùng với việc đổi tên gọi của Hải quan các địa phương, Chi Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá được đổi thành “Hải quan Tỉnh Thanh Hoá”. Các đơn vị trực thuộc có thêm Trạm trả hàng phi mậu dịch và tổng số biên chế có 73 người. 26
  34. Ngày 14/9/1994 Tổng cục Hải quan có Quyết định số 278/TCHQ-TCCB và ngày 31/12/1994, Tổng cục Hải quan có Công văn số 175/TCHQ-TCCB về việc đổi tên Hải quan tỉnh Thanh Hoá thành Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá. Bộ máy tổ chức có 09 đơn vị trực thuộc: Phòng Giám sát quản lí hải quan; Phòng kiểm tra thu thuế XNK; Văn phòng; Hải quan Cửa khẩu Na mèo; Đội Kiểm soát Hải quan số 1; Đội kiểm soát Hải quan Số 2; Thanh tra; Hải quan Cửa khẩu Cảng Thanh Hoá; Hải quan Thị xã Ninh Bình). Biên chế: 94 cán bộ công chức (CBCC). Từ năm 1995 đến 1998: Tổng cục Hải quan đã quyết định thành lập thêm 03 đơn vị mới trực thuộc Hải quan tỉnh Thanh Hoá là: Phòng Điều tra chống buôn lậu (tháng 2/1996); Hải quan Nam Định (tháng 3/1996); Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo (tháng 7/1996). Tổng số biên chế có 102 người với 12 đơn vị trực thuộc. Từ năm 1998 đến 2005: Tháng 7/1998, Phòng Tài vụ được thành lập. Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá lúc này có 13 đơn vị và biên chế toàn Cục là 112 người. Thực hiện Nghị quyết 7 của BCH TW Đảng (khoá VIII); Quyết định số 257/QĐ–TCHQ ngày 16/6/2000 về đổi mới công tác Tổ chức và bộ máy, đến tháng 4 năm 2005 Cục Hải quan Thanh Hoá có 11 đơn vị trực thuộc (Các phòng tham mưu: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lí, Phòng Kiểm tra sau thông quan, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Thanh tra; Các Chi cục và Đội kiểm soát hải quan: Chi cục Hải quan Nam Định, Chi cục Hải quan Ninh Bình, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Thanh Hoá, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, Đội Kiểm soát hải quan) với 109 CBCC và 18 hợp đồng lao động theo Nghị định 68 của Chính phủ. Từ năm 2005 đến nay, thành lập mới, đổi tên một số đơn vị trực thuộc. Hiện nay, tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Thanh Hoá gồm 13 đơn vị trực thuộc: Các đơn vị tham mưu, nghiệp vụ (Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kiểm tra thanh tra, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tham mưu xử lí vi phạm và thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội Kiểm soát Hải quan, Đội Kiểm soát phòng chống ma tuý); Các Chi cục Hải quan (Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hoá, Chi cục Hải quan cửa khẩu Na Mèo, Chi cục Hải quan Nam 27
  35. Định, Chi cục Hải quan Ninh Bình, Chi cục Hải quan Hà Nam). Tổng biên chế được giao là 150 người, trong đó 125 CBCC và 25 nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 1.3.1. Chức năng Cục Hải quan Thanh Hoá được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hải quan trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam; trải dài từ miền núi Thanh Hóa (cửa khẩu Na Mèo, giáp Lào, cách trung tâm thành phố trên 200 km) đến tuyến biển (Nghi Sơn, cảng biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa trên 80 km; Cảng Ninh Phúc - Ninh Bình, Cảng Hải Thịnh - Nam Định cách thành phố Nam Định 70 km). 1.3.2. Nhiệm vụ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu; Thống kê hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu; Kiến nghị chủ trương biện pháp quản lí nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam. Tổ chức xây dựng lực lượng hải quan trong sạch vững mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2. Khái quát về tình hình hoạt động XNK trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan Thanh Hoá Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa được Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan giao nhiệm vụ quản lí nhà nước về hải quan trên địa bàn 4 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam, với phương châm của Ngành “Thuận lợi, Tận Tụy, Chính xác” trong những năm qua Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã bám sát vào chỉ đạo của Bộ tài Chính, Tổng Cục Hải quan và Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh nêu trên nhằm thực hiện tốt chức năng quản lí đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động XNK, thu hút đầu tư nói 28
  36. riêng của các địa phương ngày càng pháp triển đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động XNK trên các địa bàn liên tục tăng cả về số lượng doanh nghiệp làm thủ tục, loại hình, mặt hàng, trị giá kim ngạch XNK, số thu thuế năm sau cao hơn năm trước, mặt hàng XNK ngày càng đa dạng. Quan hệ giữa hải quan và các doanh nghiệp trên các địa bàn ngày càng được cải thiện uy tín ngành hải quan ngày càng được nâng cao. 2.1. Kết quả, số liệu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện trong giai đoạn 2005-2008 2.1.1. Tại địa bàn Thanh Hóa Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu phong phú, có nhiều tiềm năng lợi thế so với các địa phương khác như cảng biển (Nghi Sơn, Lễ Môn), cửa khẩu đường bộ (Na Mèo, Tén Tằn, Bát Mọt). Trong những năm qua, hoạt động XNK trên địa bàn phát triển mạnh mẽ, không ngừng gia tăng về số lượng, trị giá. (Xem bảng 1) Bảng 1: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (2005-2008) XK mậu dịch NK Mậu dịch XK theo chế độ NK theo chế độ Năm (USD) (USD) khác (VND) khác (VND) 2005 25,414,769 25,471,108 5,558,481,000 382,772,000 2006 42,623,666 19,648,917 8,090,065,000 422,562,000 2007 62,377,428 56,068,673 6,944,365,000 1,269,234,000 2008 89,510,156 115,352,382 4,740,380,000 10,016,200,000 Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa các năm 2005-2008 Về mặt hàng XNK chủ yếu: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng dệt may, thực phẩm đông lạnh, hàng nông sản, hàng bách hóa do Việt nam sản xuất, vật liệu xây dựng. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Clinke, thạch cao, gỗ, nguyên liệu dệt may, máy móc thiết bị đầu tư. 29
  37. 2.1.2. Tại địa bàn Ninh Bình – Hà Nam Hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nam có vị trí chiến lược quan trọng, hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt thuận lợi tạo lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Khái quát về kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn Ninh Bình – Hà Nam giai đoạn 2005-2008 (Xem bảng 2) Bảng 2: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn Ninh Bình – Hà Nam (2005-2008) Năm XK mậu dịch (USD) NK Mậu dịch (USD) Tổng KN XNK (USD) 2005 33,728,009 80,390,467 114,118,476 2006 55,154,002 146,586,304 201,740,306 2007 104,412,765 170,724,752 275,137,517 2008 153,892,220 354,224,938 508,117,158 Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa các năm 2005-2008 Mặt hàng XNK chủ yếu: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu : Sản phẩm dệt may, thực phẩm đông lạnh, hàng mây tre đan, hàng nông sản. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Phôi thép, thiết bị máy móc đầu tư, nguyên liệu dệt may, linh kiện điện tử cơ khí., ô tô, xe máy nguyên chiếc, linh kiện phụ tùng ô tô, nguyên liệu sữa phục vụ sản xuất của dự án đầu tư. 2.1.3. Tại địa bàn Nam Định Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; vốn là trung tâm dệt may của cả nước và vùng Đông Dương, nay được xác định là trung tâm vùng nam Đồng bằng sông Hồng. Hướng phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh tập trung vào 4 ngành quan trọng: công nghiệp dệt may; công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp sản xuất vật liệu xây 30
  38. dựng; công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống. Trong những năm qua, hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh luôn gia tăng, hầu như chiếm khoảng 50% kim ngạch hàng hóa XNK trong toàn Cục. Bảng 3: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Nam Định (2005-2008) Năm XK mậu dịch (USD) NK Mậu dịch (USD) Tổng KN XNK (USD) 2005 139,803,777 91,967,602 231,771,379 2006 183,832,327 164,347,724 348,180,051 2007 247,163,695 168,210,568 415,374,263 2008 288,439,581 222,215,655 510,655,236 Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa các năm 2005-2008 Mặt hàng XNK chủ yếu: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây tre đan, thực phẩm động lạnh, sản phẩm cơ khí, sản phẩm dệt may, sản phẩm gỗ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô xe máy, linh kiện điện tử, cơ khí, thiết bị máy móc đầu tư, nguyên liệu dệt may. Qua phân tích tình hình hoạt động XNK trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan Tỉnh Thanh Hóa có thể rút ra một số nhận định như sau: 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 2.2.1. Về mặt hàng XNK Qua kết quả làm thủ tục cho hàng hoá XNK trong những năm qua cho thấy số lượng, kim ngạch hàng hoá năm sau tăng cao hơn năm trước, mặt hàng trong các năm ít thay đổi. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng dệt may, thực phẩm đông lạnh, hàng nông sản, hàng bách hóa do Việt Nam sản xuất, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, khoáng sản. 31
  39. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: ôtô, xe máy nguyên chiếc, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, clinke, thạch cao, gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị của các dự án đầu tư. 2.2.2. Thuận lợi Địa bàn quản lí rộng, có đầy đủ các cửa khẩu đường bộ, đường biển, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có tiềm năng phong phú để phát triển kinh tế cả nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Đến nay, trên địa bàn quản lí tỉnh đã thành lập nhiều khu công nghiệp tạo tốc độ tăng trưởng cao, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp và nhiều dự án đầu tư quan trọng của Quốc gia được Đảng, nhà nước và chính phủ quan tâm và đầu tư xây dựng và có chiều hướng và triển vọng phát triển. 2.2.3. Khó khăn Các khu công nghiệp nghiệp chưa nhiều, những khu công nghiệp đã được thành lập có diện tích hẹp, quy mô còn hạn chế chưa thuận lợi về đường giao thông, chưa có cửa khẩu cảng quốc tế và sân bay quốc tế, chủ yếu làm thủ tục cho hàng hóa XNK chuyển cửa khẩu cho các loại hình hàng đầu tư, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có thuế suất thấp hoặc thuế suất bằng không (= 0% ) chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch XNK hàng năm. Số lượng các doanh nghiệp có hoạt động XNK trên địa bàn các tỉnh còn ít, vốn đầu tư và quy mô còn nhỏ, chưa có doanh nghiệp lớn, có tiềm năng về vốn làm để chủ đạo trong hoạt động XNK, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn còn đơn điệu, vốn đầu tư còn khiêm tốn. Điều kiện kinh tế, đời sống và mức thu nhập của số đông nhân dân trên địa bàn chưa cao, do đó hàng hóa có giá trị lớn tiêu thụ tại các thị trường Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam (như ôtô, xe máy, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh ) và các hàng tiêu dùng khác còn ít nên việc nhập khẩu về thị trường trên địa bàn cũng không nhiều và chủ yếu là do các doanh nghiệp tỉnh ngoài nhập khẩu với lí do các doanh nghiệp này vốn lớn, đường vận chuyển hàng hoá từ các Cảng lớn gần hơn do vậy các doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh chỉ uỷ thác XNK, hoặc đại lí cấp I hoặc 32
  40. cấp II không thực hiện được việc trực tiếp nhập khẩu từ nước ngoài về dẫn đến hàng hoá và số thuế thu được từ địa bàn còn hạn chế. Cơ chế chính sách về xuất nhập của nhà nước ngày càng chặt chẽ, theo quy định thì hàng hoá trực tiếp đưa vào sản xuất lắp ráp mới được chuyển cửa khẩu các mặt hàng có giá trị lớn có thuế và thuế suất cao chủ yếu là hàng tiêu dùng mua bán thương mại không được chuyển cửa khẩu do vậy chỉ tập trung làm thủ tục tại cửa khẩu như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn và Quảng Ninh, do đó các loại hàng hoá có giá trị và thuế suất cao không đủ điều kiện được chuyển cửa khẩu về các địa bàn để làm thủ tục và tiêu thụ. II. Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá 1. Tình hình tính thuế và thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 1.1. Công tác quản lí lượng hàng hoá XNK Lượng hàng hoá XNK là một trong các yếu tố cấu thành để xác định chính xác số thuế phải nộp và áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế. Do vậy, quản lí lượng hàng hóa XNK là một khâu quan trọng trong quy trình giám sát và quản lí về Hải quan. Quản lí tốt lượng hàng hóa XNK không những đảm bảo cho khâu tính thuế được chính xác mà còn giúp cán bộ Hải quan thu đúng, thu đủ sao cho phù hợp với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, trong những năm qua, Cục Hải quan Thanh Hoá đã không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ kiểm hoá viên, nhất là kiến thức thương phẩm học, để đội ngũ này có đủ kiến thức xác định rõ: tên hàng, số lượng, trọng lượng, dung tích, chủng loại, xuất xứ và mã hàng hoá XNK (HS), tạo điều kiện cho bộ phận tính thuế có đủ căn cứ xác định thuế một cách chính xác số thuế phải thu. Bên cạnh đó, công tác cán bộ đã đi trước một bước để hỗ trợ cho công tác kiểm hoá, tổ chức cán bộ đã rà soát lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực trình độ để bố trí làm công tác kiểm tra thực tế hàng hoá, tránh các hiện tượng do không hiểu, làm sai hoặc thông đồng, móc ngoặc tiêu cực trong khâu kiểm tra hàng hoá, đẫn đến làm thất thu cho ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xác lập đường dây điện thoại 33
  41. "nóng", thùng thư góp ý và xử lí nghiêm minh những cá nhân vi phạm; đồng thời cũng có chế độ đãi ngộ kịp thời để khuyến khích cá nhân làm tốt. 1.2. Công tác quản lí giá tính thuế hàng hoá XNK Nếu như việc quản lí lượng hàng hóa là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế thì giá tính thuế cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng để xác định số thuế phải nộp, việc xác định đúng đắn giá tính thuế cho hàng hoá XNK vừa có tính chất đảm bảo công bằng cho các đối tượng tham gia hoạt động XNK, lại vừa chống thất thu thuế, gian lận thương mại. Vì vậy, những người làm công tác này đòi hỏi tính thận trọng, chính xác, nhanh nhẹn nhằm đảm bảo tính đúng, thu đủ thuế và góp phần giải phóng hàng nhanh. Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP. Tại các nơi làm thủ tục, nhân viên tính thuế kiểm tra kỹ hồ sơ, chứng từ đầy đủ của lô hàng, đặc biệt là kiểm tra tính hợp lệ của hợp đồng và các chứng từ thanh toán theo quy định. Căn cứ vào tỉ giá, quy chế xác định giá tính thuế XNK hiện hành để xác định hàng hóa được áp giá tính thuế theo khai báo, giá phải tham vấn hoặc ấn định giá. Tiến hành phúc tập ngay tại đơn vị và chuyển hồ sơ để phúc tập tại Cục. Do thực hiện tốt các biện pháp nói trên, trong những năm vừa qua, việc áp giá tại Cục không có những sai sót lớn, một số thiếu sót sau thanh tra, kiểm tra đã được khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, việc xác định giá tính thuế cũng không ít những khó khăn: Công tác xây dựng dữ liệu giá theo chương trình GTT 22 đôi lúc chưa kịp thời, nhiều mặt hàng chưa có trong dữ liệu giá, trong khi thông tin tại đơn vị không có, mặt hàng nhập lần đầu trên địa bàn ; đã vậy biểu thuế XNK của Việt Nam vẫn 34
  42. còn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau; giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa không phù hợp với xu thế hội nhập vừa tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng trốn thuế đã gây khó khăn cho cán bộ làm công tác tính thuế. Từ khi Việt nam thực hiện Hiệp định trị giá GATT, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế. Lợi dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên, không ít doanh nghiệp đã khai báo giá tính thuế hàng hóa thấp hơn thực tế, nhằm gian lận số thuế phải nộp, dẫn đến thất thu thuế, điều đó làm đau đầu đối với các cán bộ tính thuế bởi họ biết việc khai báo của người nhập khẩu là sai thực tế nhưng đành chấp nhận vì thiếu cơ sở thông tin để bác bỏ. Hiện tại theo thống kê khoảng 80% lô hàng được thông quan ngay và chỉ có 20% lô hàng phải kiểm tra thực tế. Theo thống kê của Trung tâm Phân tích phân loại ngành hải quan, qua tiếp nhận, xử lý hơn 40.000 mẫu hàng hóa XNK theo yêu cầu của các đơn vị hải quan, kết quả phân tích phân loại đã làm thay đổi khoảng 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng. Trong đó, Trung tâm đã thay đổi mã số theo hướng tăng thuế suất là khoảng 25-30%; giảm thuế suất 8- 10%, còn lại là thay đổi mã số khác, nhưng không thay đổi thuế suất. Như vậy, trên thực tế, có khoảng hơn 10.000 mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế so với khai báo của chủ hàng. Đặc biệt, có những mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế suất từ 0% lên 30 hoặc 40%. Theo thống kê thì 90% trường hợp kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp sau khi thông quan đều có vấn đề liên quan đến giá tính thuế 15. Thực tế này cho thấy, tình trạng khai báo sai trị giá tính thuế hàng hóa đang diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho ngành hải quan nói chung cũng như Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhiều mặt hàng trong bảng dữ liệu giá không quy định giá theo xuất xứ hàng hoá. Ví dụ: Mặt hàng kính xây dựng, phụ tùng xe đạp tại bảng dữ liệu giá chỉ quy định giá chung, không phân biệt nước nào sản xuất, nhưng thực tế giá CIF 15 Cục Hải quan Hà Nội (01/10/2009), Các giải pháp cho ngành Hải quan góp phần thu đúng, thu đủ ngân sách nhà nước, 28/03/2010 35
  43. nhập khẩu hàng có xuất xứ G7, Nhật bản thường cao gấp 1,5 đến 2 lần giá hàng do Trung Quốc, ASEAN sản xuất. Trước tình hình đó, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị khi tiến hành thủ tục hải quan phải kiểm tra kỹ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (C/O). Nội dung C/O phải phù hợp với các chứng từ đi kèm theo và thực tế hàng hóa đã được kiểm tra hải quan. Nếu nghi ngờ tính trung thực của C/O thì yêu cầu chủ hàng cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh và chỉ được làm thủ tục ưu đãi theo quy định sau khi chủ hàng xuất trình các chứng từ chứng minh được là C/O hợp lệ. Từ những việc làm nói trên đã hạn chế được việc chủ hàng lợi dụng để gian lận hưởng thuế suất ưu đãi. Luật thuế XNK, công cụ chủ yếu điều chỉnh các đối tượng XNK mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quát hết các đối tượng và nguồn thu thuế XNK của nước ta là loại thuế vừa đánh theo tính chất hàng hoá, vừa đánh theo tính chất sử dụng (ví dụ: xe đạp đua có mã hàng 8712.00.10.00 áp thuế suất 5%, xe đạp trẻ em loại thiết kế không cùng kiểu với xe đạp người lớn (mã hàng 8712.00.20.00) và xe đạp khác (mã hàng 8712.00.30.00) có thuế suất 59%; xe ôtô cứu thương thuế suất là 10% còn xe đua thuế suất từ 83%; v.v 16 là những sơ hở, bất hợp lí để cho các đối tượng làm ăn bất chính triệt để lợi dụng. Trong các hình thức gian lận thương mại, các doanh nghiệp, thương nhân làm công tác XNK thường trốn thuế, gian lận thương mại qua giá như: Làm hợp đồng ngoại thương, hoá đơn thương mại giá có giá trị thấp, xuất xứ giả để hưởng ưu đãi giá tính thuế. Tóm lại, việc xác định giá tính thuế đúng là một công việc phức tạp khó khăn mà doanh nhân kinh doanh XNK thường lợi dụng vào cơ chế ưu đãi của nhà nước để trốn thuế, gian lận thương mại qua giá tính thuế. Nắm bắt được tâm lí này của khách hàng và những khó khăn phức tạp của việc xác định đúng đắn giá tính thuế hàng hoá XNK. Cục Hải quan Thanh Hoá đã tăng cường công tác quản lí chống thất 16 Bộ Tài Chính (2009), Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010, Nhà xuất bản Lao Động 36
  44. thu thuế qua giá tính thuế bằng một số biện pháp sau: Xử lí kịp thời những trường hợp vi phạm hành chính; Sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác thuế có đủ năng lực, trình độ phẩm chất đạo đức; Cập nhật thường xuyên các thông tin làm biến động giá, các chế độ chính sách của Nhà nước điều hành giá tính thuế làm căn cứ để áp dụng được kịp thời; Trang bị về phương tiện làm việc và nâng cao trình độ cho CBCC làm công tác tính thuế, chuyên môn hoá đội ngũ làm công tác kiểm tra kiểm hoá. 1.3. Công tác quản lí thuế suất, áp mã hàng hoá và tỉ giá ngoại tệ áp dụng cho việc xác định thuế hàng hoá XNK 1.3.1. Công tác quản lí, áp mã hàng hoá Việc áp mã hàng hoá chính xác cho phép chúng ta xác định chính xác tên hàng, giá tính thuế và thuế suất, mã hàng hoá đó phải chịu thuế. Trong những năm qua, việc xác định mã hàng hoá cho từng loại hàng hóa XNK đã được Cục Hải quan Thanh Hoá nâng lên một bước cùng với sự tiến bộ của từng kiểm hoá viên trong việc xác định mã hàng hoá XNK. Tuy nhiên, hiện nay, việc áp dụng mã hàng hoá trong công tác tính thuế còn nhiều bất cập. Danh mục hàng hoá XNK 6 chữ số theo nhóm hàng và 10 chữ số mặt hàng mà Việt Nam đang áp dụng so với mã hàng hoá được ghi trong biểu thuế suất có những trường hợp không trùng nhau. Ví dụ: Một mã số có thể áp dụng cho nhiều loại hàng hoá và ngược lại nhiều hàng hoá có thể dùng chung một mã số như: Giấy nhôm bịt nút cổ chai có thể xếp vào 2 mã số: + Theo tính chất hàng hoá nhóm 7607: Nhôm lá mỏng dày không quá 0,2 mm. + Theo công dụng nhóm 8309: Nút chai lọ, bao thiết bị nút chai bằng kim loại thường. Mặt khác đa số các hàng hoá được xếp trong biểu thuế suất và danh mục hàng hoá XNK phân ra chủ yếu là theo công dụng chứ không theo tính chất hàng hoá. Ví dụ 1: Dao cạo điện, có thể xếp vào một trong hai nhóm sau: + Nhóm 8509: dụng cụ cơ điện dùng trong gia đình. 37
  45. + Nhóm 8510: dao cạo. 17 Ví dụ 2: Mặt hàng nhũ tương nhựa arcrylic do Công ty May Sông Hồng - Nam Định nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định là mặt hàng rất khó xác định, ba kết quả giám định tại ba trung tâm giám định hàng hoá XNK cho ba kết quả khác nhau, với ba mã số hàng hoá và ba mức thuế suất khác nhau (0%, 1%, 15% ); gần hai năm nay doanh nghiệp đang khiếu nại cho rằng mặt hàng trên có thuế suất là 1% và đến nay Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chưa có trả lời cụ thể. Trước tình hình đó, để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tạm áp thuế suất 1% và yêu cầu doanh nghiệp cam kết, nếu có kết luận chính xác của các cơ quan chức năng về thuế suất mặt hàng này thì điều chỉnh sau. Từ 01/01/2000, Việt Nam chính thức tham gia công ước quốc tế về: Hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước Kyoto) nên mã số hàng hoá (HS) đã tương đối chuẩn xác. 1.3.2. Công tác quản lí thuế suất hàng hoá XNK Thuế suất đánh vào hàng hoá XNK thể hiện mức động viên của Nhà nước đối với đối tượng chịu thuế. Thuế suất còn là “linh hồn” của mọi sắc thuế. Nó thể hiện quan điểm, thái độ của Nhà nước thông qua mức huy động, động viên. Nó kìm hãm hay khuyến khích kinh doanh mặt hàng đó trong hoạt động thương mại. Những đối tượng nộp thuế rất quan tâm đến thuế suất vì nó là yếu tố chi phí không thể thiếu để tính hiệu quả đầu vào trong mỗi thương vụ được thực hiện. Nếu chi phí tăng, lợi nhuận sẽ giảm, điều này đồng nghĩa với sự chuyển rời hướng đầu tư, hướng kinh doanh mới. Để làm tốt công tác này, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các biểu thuế suất theo quy định, mọi vướng mắc về việc áp thuế suất phải được báo cáo ngay. Việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 của Bộ Tài chính, và Biểu thuế xuất khẩu, 17 Bộ Tài Chính (2009), Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010, Nhà xuất bản Lao Động 38
  46. nhập khẩu ưu đãi 2010 kèm theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính; Thông tư 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 Hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hóa của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính; đã góp phần tích cực trong việc xác định đúng đắn thuế suất của từng loại hàng hoá, trong việc hoàn chỉnh chính sách thuế, khuyến khích hoạt động XNK, bảo hộ được nền sản xuất trong nước đồng thời tăng cường nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đã góp phần tích cực trong việc xác định đúng đắn thuế suất của từng loại hàng hoá, trong việc hoàn chỉnh chính sách thuế, khuyến khích hoạt động XNK, bảo hộ được nền sản xuất trong nước đồng thời tăng cường nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Để áp thuế suất đúng đắn cho từng loại hàng hoá XNK cần phải quan tâm đến các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến thuế suất như: thuế suất ưu đãi theo công dụng và theo các nước có quan hệ tối huệ quốc nhằm tránh trường hợp đối tượng nộp thuế lợi dụng giả mạo giấy tờ (nhất là xuất xứ hàng hoá) để trốn thuế, gian lận về thuế thông qua ưu đãi về thuế suất. Tóm lại, việc áp thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cho cán bộ hải quan khi thực hiện, bởi vì biểu thuế suất của nước ta vừa quá cụ thể với một số mặt hàng, nhưng lại quá chung chung với nhiều mặt hàng. Chính vì thế, cán bộ hải quan khi kiểm hóa và tính thuế XNK với chủ hàng nhiều khi không thống nhất về việc xác định tên gọi hàng hóa và mã số hàng hóa, vì vậy không phải mặt hàng nào cũng dễ dàng tra cứu theo biểu thuế nhập khẩu. Hơn nữa, không phải bất cứ sự không rõ ràng nào trong nghiệp vụ quản lí hàng ngày của cán bộ Hải quan kiểm hóa và tính thuế hay ý kiến trái ngược nhau giữa hải quan và doanh nghiệp XNK cũng đều đòi hỏi ngay và được trả lời kịp thời của các cơ quan chính phủ. Nguyên nhân là do Luật thuế XNK của nước ta đánh theo mục đích sử dụng của hàng hóa là chủ yếu nên cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan Hải quan khi kiểm hóa tính thuế và thu thuế vì cơ quan Hải quan không biết được mục đích nhập 39
  47. khẩu hàng hóa của Doanh nghiệp có đúng như khai báo với hải quan hay không, đó là một kẽ hở rất lớn của chính sách quản lí XNK. Một nguyên nhân nữa là do luật thuế XNK không sát với thực tế lại thay đổi thường xuyên không theo một hệ thống đồng bộ, đã làm cho cán bộ hải quan khi áp mã tính thuế sai sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, do sợ trách nhiệm trong áp mã tính thuế nên có trường hợp cán bộ hải quan thường áp mã và thuế suất cao nhất đối với hàng hóa XNK để tính thuế. Đồng thời do yêu cầu phát triển của kinh tế đối ngoại nói chung và XNK nói riêng, một bộ phận cán bộ chiến sĩ hải quan, đặc biệt là bộ phận hải quan làm nhiệm vụ kiểm hóa, tính thuế, trình độ năng lực bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ hoặc thông đồng với doanh nghiệp XNK để ghi kết quả kiểm hóa hàng hóa không đúng với tên gọi của hàng hóa và mã số hàng hóa nhằm mục đích trục lợi. Như vậy, trong công tác quản lí thuế suất tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ chính sách thuế của Nhà nước, còn có cả nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân cục, đó chính là sự hạn chế trong trình độ của một số cán bộ làm công tác nghiệp vụ. Hiện nay, tình trạng này đã dần được tháo bỏ, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tích cực nghiên cứu tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh nhiều đề tài trong cải cách cơ chế quản lí hoạt động XNK, xuất nhập cảnh trên các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lí của Cục theo phương thức cải cách hành chính của Chính phủ. Đây là giải pháp tích cực và có hiệu quả góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lí về thuế suất nói riêng và công tác quản lí thu thuế XNK nói chung tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa. 1.3.3. Công tác quản lí tỉ giá tính thuế hàng hoá XNK Tỷ giá ngoại tệ để quy đổi là đồng Việt Nam trong việc tính thuế là một trong các yếu tố cấu thành trong việc xác định số thuế phải nộp. Mặc dù, việc áp dụng tỉ giá không mấy phức tạp nhưng tỷ giá thay đổi hàng ngày nên đòi hỏi cán bộ tính thuế phải theo dõi liên tục, nếu áp sai tỉ giá ngoại tệ cũng dẫn đến làm thất thu thuế. Những năm gần đây, việc áp dụng tỉ giá để xác định thuế có được cải tiến rất 40
  48. nhiều và tiện lợi: Tỷ giá được thông báo trên đài tiếng nói Việt Nam, báo Nhân Dân phát hành hàng ngày và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Trong trường hợp chưa có tỉ giá ngày hôm đó, Nhà nước còn cho phép áp dụng tỉ giá của ngày hôm trước để tính thuế. Để thực hiện đúng tỉ giá, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị phải lập sổ theo dõi, cử người cập nhật tỉ giá hằng ngày vào sổ. Nhờ việc chú trọng thông tin kịp thời mỗi ngày về sự thay đổi tỉ giá, cán bộ Hải quan Thanh Hóa đã làm tốt công tác áp giá ngoại tệ, đảm bảo công tác tính thuế được chính xác, tránh được tình trạng thất thu thuế đo áp tỉ giá ngoại tệ sai. Tóm lại, trong những năm qua, công tác quản lí thuế suất, áp mã hàng hoá và tỉ giá ngoại tệ trong việc tính thuế hàng hoá XNK đã được Cục Hải quan Thanh Hoá đưa công tác này vào nề nếp, quản lí một cách có hiệu quả. Do vậy, đã góp phần chống được thất thu thuế và gian lận thương mại qua các khâu này. 1.4. Công tác quản lí thu thuế, thu nợ thuế XNK Thu thuế là khâu cuối cùng của quy trình nghiệp vụ thu thuế. Quá trình quản lí về lượng hàng hóa, áp mã, áp giá để tính thuế đã rất khó khăn thì việc quản lí, kiểm tra thu thuế XNK không kém phần khó khăn và quan trọng. Có thể nói, thu nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước kịp thời là yêu cầu quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản lí Nhà nước về Hải quan. Những năm qua, bên cạnh các nhiệm vụ khác cần phải làm, Cục Hải quan Thanh Hoá luôn luôn là đơn vị có số thu vượt kế hoạch được giao, số thu năm sau cao hơn năm trước (mặc dù chỉ tiêu thu nộp hàng năm đều tăng). Việc thu nợ thuế của các đối tượng chịu thuế được Luật thuế cho phép trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế có đủ điều kiện về thời gian để nộp thuế. Tuy nhiên, cũng chính quy định này của Luật thuế dẫn đến các đối tượng nộp thuế lợi dụng để chây ì, không nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế của Ngân sách Nhà nước, sử dụng vào mục đích khác. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa: Tổng số nợ thuế chuyên thu đến 31/12/2009 là 147.741.156.802 đồng, trong đó: Nợ trong hạn là 41
  49. 106.492.431.299 đồng tăng 329% so với cùng kỳ; Nợ quá hạn là 5.702.161.670 đồng giảm 50,3% so với cùng kỳ; Nợ cưỡng chế là 35.546.563.833 đồng giảm 37,6% so với cùng kỳ. Trước tình hình đó, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tiếp tục thực hiện các giải pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế. Theo dõi chặt chẽ, đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế đúng thời hạn không để nợ đọng thuế kéo dài, áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm, kiên quyết không làm thủ tục đối với các doanh nghiệp đang bị cưỡng chế. Cụ thể: Luôn theo dõi để đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp bằng mọi hình thức như: gọi điện thoại trực tiếp, gửi văn bản và yêu cầu doanh nghiệp có cam kết nộp thuế theo kế hoạch. Tình hình thực hiện trình tự nộp thuế, các biện pháp cưỡng chế: Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15/2005/CT-TTg ngày 15/04/2005 nhằm hạn chế chống thất thu thuế, chống nợ đọng thuế; Thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế; mạnh dạn áp dụng các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế kịp thời, nâng cao trách nhiệm CBCC trong việc xử lý, thu hồi nợ; Đối với các khoản nợ có khả năng thu, hàng tháng Chi cục đã phân loại và thực hiện các biện pháp thu nợ kịp thời. Thực hiện thanh toán theo trình tự nợ thuế, ấn định thuế theo đúng quy định; Kết quả thu đòi các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn cưỡng chế số tiền là 46.111.517.506 đồng. 2. Về công tác kiểm tra, giám sát, quản lí hải quan đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 2.1. Công tác giám sát quản lí Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất và áp dụng nhiều biện pháp nhằm công khai hóa, minh bạch hóa, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục XNK, khách xuất nhập cảnh. Đề xuất cải tiến một số quy trình thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hóa, khoa học hơn, phù hợp với phương pháp quản lý hải quan hiện đại, như: Phân luồng “Xanh - Vàng - Đỏ” đối với hàng hóa XNK tại các Chi cục. Rút ngắn thời được thời gian thông 42
  50. quan cho các lô hàng; Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK theo trình tự “một cửa - một chiều”; Thành lập “Phòng tiếp công dân và giao dịch một cửa” tại Trụ sở Cục; Duy trì thường xuyên hoạt động của “Tổ giải quyết vướng mắc thủ tục hải quan” tại Cục và các Chi cục. Kết quả áp dụng cải tiến các quy trình thủ hải quan đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội rõ rệt, thủ tục đơn giản, công khai minh bạch, hàng hóa XNK, hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực và rút ngắn thời gian làm thủ tục đáng kể đối với hành khách xuất nhập cảnh, hàng hoá XNK. Nhờ vậy, mà tổng số hồ sơ làm thủ tục tại các chi cục năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời, kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn 4 tỉnh do Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa quản lí không ngừng tăng lên qua các năm (Xem bảng 4). Bảng 4: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn 4 tỉnh do Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa quản lí (2003-2009) Kim ngạch Kim ngạch Tổng kim ngạch Năm Tờ khai Xuất khẩu Xuất khẩu XNK (triệu USD) (triệu USD) (triệu USD) 2003 8.215 121 78 199 2004 12.267 189 123 312 2005 14.499 199 198 397 2006 19.817 282 331 613 2007 27.301 414 395 809 2008 33.081 532 692 1.224 2009 33.171 512 701 1213 Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa các năm 2003-2009 Dự kiến năm 2010 và các năm tiếp theo, kim ngạch XNK và số thu thuế XNK sẽ tăng từ 25-40% chủ yếu từ các nhóm mặt hàng ôtô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng ôtô, nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp gia công hàng dệt may và một 43
  51. số khoáng sản xuất khẩu của các dự án khai thác khoáng sản, máy móc, thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư 2.2. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về hải quan trên địa bàn tương đối phức tạp. Hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa ở tuyến biển và ma tuý ở tuyến núi diễn biến phức tạp, thủ đoạn của các đối tượng kín đáo, tinh vi, có lúc lại táo bạo trắng trợn. Trong lúc đó lực lượng điều tra chống buôn lậu, nhất là tuyến núi còn mỏng, phạm vi địa bàn rộng. Do vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại luôn được Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Vi phạm pháp luật hải quan nói chung, pháp luật về thuế nói riêng, đặc biệt là tình trạng gian lận thuế qua khai sai giá, sai định mức sản phẩm gia công và sản xuất xuất khẩu, khai sai mã số hàng hoá, lợi dụng các chính sách ưu đãi đầu tư vẫn còn, nhưng mức độ và tính chất vi phạm không lớn (Xem bảng 5). Bảng 5: Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2003-2009) Số vụ Số tiền phạt Buôn lậu, vận chuyển trái phép Vi phạm hành Năm (triệu đồng) hàng hoá, buôn bán hàng cấm chính về hải quan 2003 02 05 24,5 2004 03 12 48,7 2005 03 21 42,2 2006 01 18 368 2007 0 33 55,1 2008 08 62 118,2 2009 19 75 198,5 Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2003-2009) 44
  52. 3. Kết quả thu được trong công tác thu thuế XNK những năm trở lại đây tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá Trong bối cảnh của nền kinh tế bước vào hội nhập ngày càng sâu rộng, hoạt động kinh doanh XNK đang diễn ra hết sức sôi động nhưng bên cạnh đó các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại để trốn thuế, gây thất thoát nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước cũng trở nên ngày càng tinh vi và phức tạp. Điều đó đòi hỏi cán bộ hải quan phải thay đổi phong cách làm việc để một mặt vừa có thể thực hiện thông quan hàng hóa nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào hoạt động kinh tế đối ngoại mặt khác vẫn đảm bảo thu đúng, thu đủ, không để thất thoát tiền thuế của Nhà nước. Những năm gần đây, mặc dù gặp phải không ít khó khăn trong công tác tính thuế và thu thuế XNK, hơn nữa mức chỉ tiêu mà các cấp lãnh đạo đưa ra hàng năm cho Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa không ngừng tăng lên, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu thu thuế và nộp Ngân sách Nhà nước mà Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính đã giao. (Xem bảng 6). Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2003-2009) Năm Số thu (tỷ đồng) So kế hoạch đạt (%) 2003 125,4 73 2004 104,9 84 2005 157,7 198 2006 158,8 112 2007 262,9 144 2008 698,4 632 2009 865,8 216 Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa Từ năm 2004-2009, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, trong giai đoạn 2005–2009 vượt mức kế hoạch đề ra. Riêng trong năm 2008, số thu thuế là 698,4 tỷ đồng, đạt 632% so với kế hoạch do hoạt động XNK ở địa bàn Cục Hải quan Thanh 45
  53. Hoá quản lý phát triển. Những tháng đầu năm 2008, nhất là trong Quý II, một số doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu xe ôtô, linh kiện xe ôtô, xe máy do đó số thu nộp ngân sách của Cục Hải quan Thanh Hoá tăng đột biến so với các năm trước. Trong đó, số thu thuế XNK chiếm tỉ trọng cao trong số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu (khoảng hơn 40%). (Xem bảng 7). Bảng 7: Bảng đối chiếu số thu thuế XNK và các loại hình thu khác tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2006-2009) Đơn vị tính: đồng Loại hình 2006 2007 2008 2009 thu Thuế XK 8.862.000 490.040.614 354.976.637 Thuế NK 75.436.809.568 107.679.442.267 285.831.958.018 336.419.303.932 Thuế TTĐB 145.157.967 27.074.885.306 132.381.598.145 137.982.614.831 Thuế GTGT 82.528.400.082 122.664.718.666 269.957.261.508 388.050.952.115 Thu phạt 542.024.451 723.552.220 1.495.217.024 2.932.800.102 Phí, lệ phí 43.764.750 1.998.300 HQ Bán hàng 52.986.300 10.290.636 tịch thu Truy thu 62.235.410 4.704.008.734 8.265.341.642 thuế ẩn lậu Thu khác 31000 Tổng cộng 158.811.378.528 262.857.498.493 698.421.416.951 865.750.938.253 Tỷ lệ % của 47,50% 40,97% 41,00% 38,90% thuế XNK Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Bảng đối chiếu với kho bạc số nộp ngân sách toàn Cục từ 2006-2009 46
  54. 4. Đánh giá chung về công tác thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá Qua nghiên cứu phân tích đánh gía tình hình công tác quản lí thu thuế hàng hoá XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá trong những năm gần đây có thể rút ra một số kết luận sau. 4.1. Một số mặt mạnh Mặc dù phải chịu nhiều tác động của cơ chế điều hành ở tầm vĩ mô, sự biến động của tình hình kinh tế quốc tế và khu vực, nhưng trong những năm qua, Cục Hải quan Thanh Hoá đã có những tiến bộ, ổn định và phát triển không ngừng đáp ứng được yêu cầu hội nhập của toàn ngành và cả nước. Công tác Giám sát quản lí về Hải quan; công tác kiểm tra, thu thuế XNK; công tác chống buôn lậu và chống gian lận thương mại đã đạt được những thành tích nhất định. Công tác kiểm tra, thu thuế XNK luôn đựơc Cục Hải quan Thanh Hoá coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, với phương châm: Thực hiện thu đúng, thu đủ các loại thuế, phụ thu và lệ phí, nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đạt và vượt số thu kế hoạch giao; kim ngạch XNK và khối lượng hàng hoá XNK ngày càng tăng. Đồng thời đã ngăn chặn, phát hiện xử lí kịp thời những đối tượng nộp thuế có hành vi gian lận thương mại để trốn thuế thông qua quy trình thủ tục hải quan. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về công tác thu nộp ngân sách: Quy trình nghiệp vụ hải quan, áp mã, áp giá tính thuế. Các văn bản hướng dẫn có liên quan đến kiểm tra thu thuế XNK đều được triển khai kịp thời, đầy đủ đến các đơn vị, giúp các đơn vị thực hiện đúng, hạn chế được các thiếu sót. Thực hiện tốt công tác áp mã, áp giá, áp thuế suất đúng qui định, không để thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, bất hợp lí để khắc phục. Thực hiện có hiệu quả Quyết định 187/2005/QĐ-TTg và Quyết định 330/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực phòng chống ma tuý của ngành Hải quan. Trong đó tập trung vào địa bàn Na Mèo, tàu biển hoạt động tuyến Thanh Hoá - Trung Quốc. Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin phục vụ 47