Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam

doc 126 trang hapham 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_dia_ly_kinh_te_xa_hoi_viet_nam.doc

Nội dung text: Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam

  1. ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 1
  2. MẢ ĐẢU 3 Chương 1. ĐIẢU KIẢN TẢ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. ẢNH HƯẢNG ĐẢN PHÁT TRIẢN KINH TẢ - XÃ HẢI 5 Chương 2. ĐỊA LÝ DÂN CƯ 57 2
  3. (các nguồn lực) MỞ ĐẦU VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC 1. Công cuộc đổi mới - cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội - Bối cảnh. 30/04/1975: đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Bối cảnh trong nước và quốc tế vào cuối những năm 70 đầu 80 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, lạm phát luôn ở mức 3 con số - Diễn biến. Công cuộc đổi mới được manh nha từ 1979, những đổi mới đầu tiên từ lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 100” và “khoán 10”, sau đó lan sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI (1986), đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế: Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội; Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới - Những thành tựu của công cuộc Đổi mới. Tính đến năm 2006, công cuộc đổi mới đã qua chặng đường 20 năm. Thành tựu đã đạt được: + Đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi chỉ còn ở mức 2 con số + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Cụ thể, vào thời kì từ 1975 – 1980 tốc độ tăng GDP chỉ đạt (0,2%), năm 1988 (0,6%), năm 1995 (9,5%); Vào cuối 1997, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực, nhưng năm 1999 tốc độ tăng GDP vẫn đạt 4,8%, năm 2005 tăng lên 8,4%. Nếu tính trong 10 nước ASEAN, giai đoạn 1987 – 2004 thì GDP của Việt Nam là 6,9%, chỉ sau Xingapo (7,0%) + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Cho tới đầu thập kỉ 90 (TK 20), trong cơ cấu GDP thì nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ; Đến 2005 tỉ trọng trong nông – lâm - ngư chỉ còn 21,0%, công nghiệp – xây dựng tăng lên 41,0% và dịch vụ 38,0% 3
  4. + Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có chuyển biến rõ nét: Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm; phát triển các vùng chuyên canh qui mô lớn; các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển + Về xã hội: Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét Bảng 1.1. Tỉ lệ nghèo của cả nước qua các cuộc điều tra mức sống dân cư từ 1993 - 2004 (%) 1993 1998 2002 2004 Tỉ lệ nghèo chung 58,1 37,4 28,9 19,5 Tỉ lệ nghèo lương 24,9 15,0 9,9 6,9 thực 2. Nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực - Bối cảnh. Toàn cầu hoá là một xu thế lớn, cho phép Việt Nam tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài (đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ, thị trường); Mặt khác, cũng đưa nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và thế giới + Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ (1995) + 07-1995 là thành viên thứ 7 của khối Asean. Đây là một khối liên kết khu vực gồm 10 nước, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác ngày càng toàn diện giữa các nước trong khối và với ngoài khu vực. Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào sự củng cố khối Asean. + Việt Nam trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do Asean) + Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (AFEC), đẩy mạnh quan hệ song và đa phương + Sau 11 năm đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - Những thành tựu trong công cuộc hội nhập. + Đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI), cùng với nó là việc mở rộng thị trường chứng khoán, cải thiện 4
  5. môi trường đầu tư Các nguồn vốn này có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hiện đại hoá đất nước. + Hợp tác kinh tế - khoa học – kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực được đẩy mạnh + Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới: tổng giá trị xuất khẩu tăng nhanh, 1985 (3,0 tỉ USD), năm 2005 (69,4 tỉ USD), BQ chung (1986-2005) tăng 17,9%. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn về các mặt hàng (dệt, may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, thuỷ sản các loại) Bảng 1.2. GDP theo giá so sánh 1994, phân theo thành phần kinh tế (nghìn tỉ đồng) 1986 1989 1992 1995 1997 1999 2001 2003 2005 Tổng số 109,2 125,6 151,8 195,6 231,3 256,2 292,5 336,2 393,0 Nhà nước 46,6 52,1 59,2 78,4 95,6 103,5 119,8 138,2 159,8 Ngoài Nhà 62,6 71,7 84,7 104,0 116,7 126,2 141,0 160,4 185,7 nước Đầu tư nước 1,8 7,9 13,2 19,0 26,5 31,7 38,8 47,5 ngoài 3. Một số định hướng - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN - Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức - Đẩy mạnh hội nhập kinh tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia - Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên – môi trường và phát triển bền vững - Đẩy mạnh phát phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường Chương 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 5
  6. a. Trên đất liền. - Vị trí: Nước ta nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương; phía Bắc giáp với Trung Quốc; phía Tây giáp với Lào và Cămpuchia; phía Đông là biển Đông thông với Thái Bình Dương rộng lớn. - Toạ độ địa lý trên đất liền: Điểm cực Bắc 23023'B (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang). Điểm cực Nam 8 034'B (Xóm Mũi, xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau). Điểm cực Tây 102010'Đ (dãy Khoan La San, xã Sìn Thầu, Mường Nhé, Điện Biên). Điểm cực Đông 109024'Đ (trên bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh - Khánh Hòa). Lãnh thổ nước ta hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ (15 vĩ độ). - Diện tích tự nhiên 331.212,1 km 2, xếp thứ 56/200 quốc gia, (gấp 4 lần Bồ Đào Nha, gấp 1,5 lần nước Anh, gần bằng nước Nhật). So với khu vực Đông Nam Á, diện tích nước ta tương đương với Malaixia, nhỏ hơn Inđônêxia, Mianma và Thái Lan. - Nước ta có đường biên giới rất dài với các nước: Biên giới Việt-Trung dài > 1.400km, phần lớn dựa theo núi, sông tự nhiên và những hẻm núi hiểm trở. Tất cả đã cắm mốc, phân định và đi vào lịch sử (hoàn thiện mốc biên giới 02/2009). Biên giới với CHDCND Lào > 2.067km, phần lớn dọc theo đỉnh của các dãy núi, đã được cắm mốc biên giới (cùng các Văn bản, Nghị định kèm theo). Dãy Trường Sơn (Phuluông-theo tiếng Lào), biên giới giữa 2 nước như là một xương sống chung, được chia ra nhiều đoạn với những đèo thấp như Nabẹ (có QL8), Lao Bảo (có QL9) cắt ngang,.v.v. Tất cả đều không gây trở ngại cho sự giao lưu giữa 2 nước, mà trái lại còn mở ra những tuyến giao thông quan trọng nối liền thung lũng sông Mê Công ở phía trong với biển Đông ở phía ngoài. Biên giới với Cămpuchia dài > 1.080km, phần lớn xuyên qua các vùng đồi thoải, đổ từ cao sơn nguyên Tây Nguyên Việt Nam xuống miền Đông Cămpuchia, từ phía Tây Nam thị xã Tây Ninh trở đi nó chạy qua vùng đồng bằng hạ lưu sông Mê Công. b. Trên biển. Việt Nam có vùng thềm lục địa rộng khoảng 1,0 triệu km 2 cùng hệ thống các đảo - quần đảo. Các đảo ven bờ (cách bờ ~100 km) có 2.773 đảo, diện tích 1720 km2. Các đảo xa bờ gồm 2 quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). Vùng biển nước ta bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Biên giới trên biển còn chưa được xác định đầy đủ; Việt Nam có hai vùng nước lịch sử (vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan) cần 6
  7. phải đàm phán với các nước chung biển (*) Tại vùng vịnh Bắc Bộ, năm 2001 Việt Nam đàm phán với Trung Quốc thỏa thuận phân chia chủ quyền, mốc ranh giới lấy từ đảo Cồn Cỏ cắt thẳng ra phía đảo Hải Nam, phần thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích ~ 53%]. ▪ Căn cứ vào Công ước Quốc tế về luật biển và Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCNVN ngày 12/11/1982, có thể khẳng định một số điểm sau: - Đường cơ sở (để xác định vùng nội thủy; lãnh hải; tiếp giáp lãnh hải). Được xác định dựa trên cơ sở các điểm chuẩn của các mũi đất và các đảo ven bờ. Bên trong đường cơ sở là vùng nội thủy, mặc dù ở trên biển nhưng vẫn được coi là lãnh thổ đất liền; Như vậy, diện tích lãnh thổ nước ta (nếu tính từ đường cơ sở) rộng trên 560.000km2. Bảng 1.3. Các điểm chuẩn để tính đường cơ sở bao gồm 10 đoạn thẳng nối từ điểm A0 -A11 Vĩ độ Vị trí địa lý K.Độ (Đ) (B) Trên ranh giới TN của vùng nước lịch sử giữa VN- 103027'0’ 0 9015'0 CPC. ’ A 103027'0’ 1 Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu – Kiên Giang 9015'0 ’ A 104052'4’ 2 Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai – Minh Hải 8022'8 ’ A 106037'5’ 3 Hòn Tài Lớn, Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng tàu 8037'8 ’ A 106040'3’ 4 Hòn Bông Lang, Côn Đảo 8038'9 ’ A 106042'1’ 5 Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo 8039'7 ’ A 109005'0’ 6 Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quí, Bình Thuận) 9058'0 ’ A 109028'0’ 7 Hòn Đôi, Khánh Hòa 12039'0 ’ A 109027'2’ 8 Mũi Đại Lãnh, Khánh Hòa 12053'8 ’ 7
  8. A 109012'0’ 9 Hòn Ông Căn, Bình Định 13054'0 ’ A 109009'0’ 10 Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. 15023'1 ’ A 107020'0’ 11 Đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị 17010'0 ’ (Riêng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta chưa công bố đường cơ sở). - Lãnh hải. Được xác định là 12 hải lý (1 hải lý = 1.858m) chạy song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới này được coi là biên giới quốc gia trên biển. - Vùng tiếp giáp lãnh hải. Được tính 12 hải lý (tính từ mép ngoài đường lãnh hải). Vùng này hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 24 hải lý. Việt Nam có quyền bảo vệ an ninh; kiểm soát thuế quan; qui định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư. - Vùng đặc quyền kinh tế. Được xác định rộng 200 hải lý (tính từ mép ngoài đường cơ sở). Việt Nam có quyền lợi hoàn toàn, riêng biệt về kinh tế như thăm dò, khai thác, bảo vệ, sử dụng và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Quyền thiết lập các công trình đảo nhân tạo; quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học, bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường biển - Vùng thềm lục địa. Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến rìa ngoài của lục địa (nơi nào chưa đến 200 hải lý được tính đến 200 hải lý). Việt Nam có quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa. c. Vùng trời. Là khoảng không gian (không giới hạn độ cao) trên đất liền, vùng nội thuỷ, lãnh hải và các hải đảo thuộc chủ quyền hoàn toàn của Việt Nam. 8
  9. 1.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam a. Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên. Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi) Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng. Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú. Do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo) 9
  10. ● Hạn chế: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. b. Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội - Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc. - Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế. - Về văn hóa – xã hội, do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới. c. Đối với an ninh - quốc phòng (AN - QP). - Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á (lục địa) và Đông Nam Á (hải đảo), một khu vực giàu tài nguyên, một thị trường có sức mua đang tăng, một vùng kinh tế rất năng động. Như vậy, đây là nơi rất hấp dẫn với các thế lực đế quốc thù địch, mặt khác đây cũng là khu vực rất nhạy cảm trước những biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới. - Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra trên đất liền Việt Nam có đường biên giới rất dài với các nước láng giềng (4500km): Dọc biên biên giới với Trung Quốc và Lào núi liền núi, sông liền sông, không có những trở ngại lớn về tự nhiên, (ngược lại) có các thung lũng, đèo thấp thông với các nước láng giềng; Với 10
  11. Cămpuchia, không có biên giới tự nhiên, mà là châu thổ mênh mông trải dài từ Cà Mau đến tận Biển Hồ (việc xác định mốc biên giới giữa hai nước còn là vấn đề cần đàm phán để thống nhất). - Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra với đường biên giới trên biển: Bờ biển nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Brunây, Xingapo, Thái Lan, Cămpuchia. Biển Đông rất giàu tài nguyên tôm, cá, Thềm lục địa rất giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí ), lại án ngữ đường biển quốc tế nối hai đại dương lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta về mặt chiến lược đối với kinh tế, an ninh – quốc phòng. ● Như vậy, nét khá độc đáo của vị trí địa lý nước ta là: Nằm ở nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và các luồng di cư trong lịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Cũng chính vì thế, đã làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng và phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được; Cũng tại khu vực này trong chiến tranh (nóng - lạnh) còn là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn lớn, trong xây dựng lại là nơi hội tụ nhiều cơ hội phát triển. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta có liên quan chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất, là một quá trình lâu dài và phức tạp. Có thế chia thành 3 giai đoạn: 1.2.1. Giai đoạn Tiền Cambri - Theo các nghiên cứu mới nhất, Trái Đất được hình thành cách đây ~ 4,6 tỉ năm. Phần lớn thời gian lịch sử Trái Đất thuộc 2 đại: Thái cổ (Ackêôzôi) kết thúc cách đây ~ 2,6 tỉ năm và tiếp theo là Nguyên sinh (Prôtêrôzôi) kết thúc cách đây 540 triệu năm. Ở giai đoạn này, lớp vỏ Trái Đất chưa định hình rõ ràng và có rất nhiều biến động. Những dấu vết của nó hiện nay lộ ra trên mặt đất không còn nhiều mà phần lớn đã bị chìm ngập dưới các lớp đất (nên còn ít được nghiên cứu). Giai đoạn sơ khai này của Trái Đất được gọi là giai đoạn Tiền Cambri. Ở Việt Nam, giai đoạn tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ, với 3 đặc điểm chính sau: 11
  12. ▪ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ VN. Các đá biến chất cổ nhất đã phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây ~ 2,3 tỉ năm; Như vậy, giai đoạn tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian hơn 2,0 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm ▪ Diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. Giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở một số nơi, tập trung ở một số khu vực núi cao (Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ) ▪ Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. Cùng với sự xuất hiện các thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng manh (chủ yếu là các chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi). Khi nhiệt độ không khí hạ thấp dần, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó sự sống xuất hiện. Tuy vậy, các sinh vật còn ở các dạng sơ khai, nguyên thuỷ (như tảo, động vật thân mềm) 1.2.2. Giai đoạn cổ kiến tạo. Là giai đoạn tiếp nối của giai đoạn tiền Cambri. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta, với 3 đặc điểm chính sau: ▪ Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 475 triệu năm. Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đầu từ kỉ Cambri (cách đây 540 triệu năm), trải qua cả 2 đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỉ Krêta (cách đây 65 triệu năm) ▪ Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini (thuộc đại Cổ sinh); các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri (thuộc đại Trung sinh). Đất đá giai đoạn này rất cổ, bao gồm các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất. Các trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon – Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh đã hình thành các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam, các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc. Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi. Trong đại Cổ sinh là các khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum. Trong đại Trung sinh là các dãy núi hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và Bắc Trung 12
  13. Bộ; các dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc và các khối núi cao ở Nam Trung Bộ. Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi, sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và mac ma phun trào như granit, riolit, anđêzit cùng các khoáng sản quí (đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quí ) ▪ Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển. Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển dấu vết để lại là các hoá đá san hô tuổi Cổ sinh, các hoá đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều sinh vật cổ khác. Như vậy, có thể nói về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ nước ta hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo 1.2.3. Giai đoạn Tân kiến tạo. Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn kéo dài cho đến ngày nay. Giai đoạn này ở nước ta có những đặc điểm sau: ▪ Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên VN. Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và đang tiếp diễn đến ngày nay ▪ Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu.Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực. Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen (cách đây ~ 23 triệu năm) cho đến ngày nay. Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-Himalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và phun trào macma. Cũng vào giai đoạn này (đặc biệt là trong kỉ Đệ tứ), khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà, gây nên tình trạng dao động lớn của nước biển. Đã có lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ của nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên các vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ ▪ Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho các hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ 13
  14. thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn (Bắc Bộ và Nam Bộ), các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit, ). Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ nét trong các quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay. Bảng 1.4. Bảng Niên biểu địa chất Thời gian Thời gian cách đây diễn ra Đại (Giới) Kỉ (Hệ) Thế (Thống) Kí hiệu (triệu (triệu năm) năm) - Hôlôxen Q4 - Plêitôxen muộn Q Đệ tứ 3 (trên) Q 1,7 (Q) 2 - Plêixtôxen (giữa) Q Tân sinh 1 - Plêixtôxen (dưới) (Kainôzôi Nêôgen - Pliôxen N KZ) 2 23,5 21,8 (N) - Miôxen N1 - Ôligôxen Pg Palêôgen 3 - Êôxen Pg2 65,0 41,5 (Pg) - Palêôxen Pg1 Krêta - Krêta muộn (trên) K 2 135 70 (K) - Krêta sớm (dưới) K1 - Jura muộn (trên) J Trung sinh Jura 3 - Jura giữa J 203 68 (Mêzôzôi (J) 2 - Jura sớm (dưới) J MZ) 1 - Triat muộn (trên) T Triat 3 - Triat giữa T 250 47 (T) 2 - Triat sớm (dưới) T1 Pecmi - Pecmi muộn (trên) P 2 295 45 Cổ sinh (P) - Pecmi sớm (dưới) P1 (Palêôzôi - Cacbon muộn (trên) C Cacbon 3 PZ) - Cacbon giữa C 355 60 (C) 2 - Cacbon sớm (dưới) C1 14
  15. - Đêvon muộn (trên) D Đêvon 3 - Đêvon giữa D 410 55 (D) 2 - Đêvon sớm (dưới) D1 Silua - Silua muộn (trên) S 2 435 25 (S) - Silua sớm (dưới) S1 - Ocđôvic muộn (trên) O Ocđôvic 3 - Ocđôvic giữa O 500 65 (O) 2 - Ocđôvic sớm (dưới) O1 - Cambri muộn (trên) Cambri 3 - Cambri giữa 540 40 () 2 - Cambri sớm (trên) 1 Nguyên sinh Khoảng Khoảng (Prôtêrôzôi 2600 2060 PR) Thái cổ Khoảng (Ackêôzôi 1000 3600 AR) ● Bảng Niên biểu địa chất: Khi nghiên cứu địa chất hoặc lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên của một quốc gia, khu vực trên thế giới rất cần thiết phải có sự thống nhất về quan niệm và thước đo thời gian. Bảng Niên biểu địa chất là bảng xác định các đơn vị thời gian và đơn vị địa tầng trong lịch sử phát triển của Trái Đất, được các nhà địa chất thế giới thừa nhận và thống nhất sử dụng Bảng Niên biểu địa chất gồm các cột dọc trình bày các đơn vị thời gian (Đại, Kỉ, Thế), các đơn vị địa tầng (Giới, Hệ, Thống), thời gian các đơn vị ấy xảy ra cách đây và số thời gian thực tế đã diễn ra. Các hàng ngang trình bày các thời kì cụ thể của các Đại (thời gian) ứng với các Giới (địa tầng), các Kỉ ứng với các Hệ, các Thế ứng với các Thống với các tên gọi cụ thể Đa số các Kỉ (Hệ) mang tên địa phương, nơi mà lần đầu tiên trầm tích được phát hiện và mô tả. Tên các Kỉ (Hệ) thuộc đại Tân sinh phản ánh sự tiến hoá của thế giới hữu cơ, trong đó có thống Môlôxen với sự xuất hiện của loài người. Riêng trong đại Tân sinh, hai kỉ Palêôgen và Nêôgen có tên chung là kỉ Đệ tam 1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 15
  16. 1.3.1. Đặc điểm chung Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội; là điều kiện thường xuyên, cần thiết trong quá trình sản xuất; là một trong những nhân tố tạo vùng quan trọng. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẽ đảm bảo cho phát triển hôm nay và cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Việc đánh giá thực trạng về tài nguyên thiên nhiên nước ta còn là một vấn đề mà cho đến nay chúng ta cũng chưa thể khẳng định được cụ thể. Có thể phân chia tài nguyên thiên nhiên dựa vào đặc điểm, tính chất tự nhiên và mục đích sử dụng (theo sơ đồ). Việc phân loại như trên là nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, có tính đến việc bảo vệ, khôi phục tài nguyên thiên nhiên. Các dạng tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên Tài nguyên thiên nhiên có thể bị hao nhiên không bị hao kiệt kiệt Tài nguyên thiên Tài nguyên thiên nhiên không khôi nhiên khôi phục phục được được (Các đường đứt gãy trong hình biểu diễn đặc điểm biện chứng trong quá trình sử dụng tài nguyên; một số nguyên tố có thể chuyển từ nhóm này sang nhóm khác) 1.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với sự phát triển kinh tế - xã hội a. Địa hình ● Đặc điểm chung: Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên VN có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu thế với > 60% diện tích cả nước, núi cao > 2000m chỉ chiếm 1,0%. Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ. 16
  17. Hướng tây bắc-đông nam là hướng nghiêng chung của địa hình, đồng thời là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông ở vùng Đông Bắc và hướng của địa hình Nam Trường Sơn ● Tính đa dạng của địa hình. * Khu vực đồi núi. Địa hình núi chia thành 4 vùng: - Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, đầu chụm ở Tam Đảo và mở ra về phía bắc và phía đông (cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều), núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các dòng chảy sông Cầu, Thương, Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình). Địa hình vùng Đông Bắc cũng có hướng nghiêng chung là tây bắc-đông nam. Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung (Hà Giang, Cao Bằng) là các khối núi đá vôi độ cao trên 1000m. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m. - Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hông và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn hướng tây bắc-đông nam. Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn: giới hạn từ biên giới Việt-Trung (thuộc tỉnh Lào Cai) tới khủyu sông Đà, có đỉnh phanxipăng (3143m) cao nhất nước ta; phía tây là địa hình trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen kẽ các cao - sơn nguyên đá vôi từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Mộc Châu (Sơn La), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng (sông Đà, sông Mã, sông Chu) - Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc-đông nam. Địa hình Bắc Trường Sơn thấp và hẹp ngang, chỉ nâng cao ở 2 đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã - ranh giới với vùng núi Nam Trường Sơn và cũng là bức chắn ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phương Nam - Vùng Nam Trường Sơn: gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam trung bộ được nâng cao, đồ sộ. Có những đỉnh cao > 2000m nghiêng dần về phía đông, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc và dải đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Tương phản với địa hình vùng núi 17
  18. phía đông là các bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao nguyên 500 - 800 - 1000m tạo nên sự bất đối xứng rõ nét giưa 2 sườn Đông - Tây của địa hình Nam Trường Sơn * Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi - đồng bằng là các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du. Bán bình nguyên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao ~ 100m và bề mặt phủ ba dan ở độ cao ~ 200m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ, đồi trung du rộng lớn nhất ở rìa Đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung *Khu vực đồng bằng - Hai đồng bằng châu thổ lớn: Đồng bằng sông Cửu Long rộng trên 40.000 km2, Đồng bằng sông Hồng 15.000 km 2. Hai đồng bằng này hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu sông, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thêm lục địa rộng. Đồng bằng sông Cửu Long thấp, phẳng, không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mùa lũ nước ngập sâu ở các vùng trũng, mùa khô nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn. Đồng bằng sông Hồng cao và chia cắt hơn, do có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được phù sa bồi đắp. Do địa hình khá bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, hai đồng bằng này đã trở thành vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm lớn của cả nước. Ngoài ra, ở ven biển có các bãi triều, vũng vịnh, đầm phá có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản. - Các đồng bằng ven biển miền Trung, diện tích ~ 15.000 km 2, hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Chỉ có một vài đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa (cửa sông Mã), Nghệ An (cửa sông Cả), Quảng Nam (cửa sông Thu Bồn) và Phú Yên (cửa sông Ba). Ở nhiều đồng bằng có sự phân chia thành 3 dải (giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng). Trong sự hình thành đồng bằng, thì biển đóng vai trò chủ yếu. Đất có đặc tính là nghèo, ít phù sa. Các nhánh núi lan ra sát biển khiến cho nhiều đoạn địa hình bờ biển khúc khủyu, lắm mũi đất, nhiều đèo. ● Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 18
  19. * Ở vùng núi: Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh (đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram, antimoan ) và các khoáng sản ngoại sinh (bôxit, apatit, đá vôi, than đá); đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nông - lâm nhiệt đới; Rừng giàu có về thành phần loài động - thực vật (trong đó có nhiều loài quí hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới). Miền núi còn có các cao nguyên và thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc. Ở các vùng núi cao có thể nuôi - trồng được các loài động - thực vật cận nhiệt và ôn đới. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực. Nguồn thủy năng: các sông lớn có tiềm năng thủy điện lớn. Tiềm năng du lịch: miền núi có nhiều điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng ) nhất là du lịch sinh thái * Ở vùng đồng bằng: Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản; Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác nhau (khoáng sản, thủy sản và lâm sản). Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại. * Khai thác những thế mạnh: Vùng núi, phương thức canh tác thích hợp nhất là nông-lâm kết hợp (canh tác trên đất dốc). Tiềm năng chính ở đây là lâm sản, cây công nghiệp , cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác khoáng sản và thủy điện. Riêng với công nghiệp, có khả năng phát triển các ngành công nghiệp "thượng du" (khai thác trực tiếp từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên). Vùng trung du, với vị trí địa lý đặc biệt (địa hình là những vùng đồi, địa chất công trình lý tưởng), có khả năng lớn để phát triển cây công nghiệp; công nghiệp cơ bản (năng lượng và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng). Vùng đồng bằng, nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi; là nơi tập trung các ngành công nghiệp "hạ du" (các ngành chế biến, sản xuất các thành phẩm cuối cùng). Nông nghiệp ở đây là thâm canh cây lương thực - thực phẩm; chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm; thủy sản và các ngành dịch vụ. ● Những mặt hạn chế - Vùng đồi núi: Chủ yếu là đồi núi thấp nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông vận tải, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu giữa các vùng. Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất; Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất; Nơi khô nóng 19
  20. thường xảy ra nạn cháy rừng; Miền núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan thường thiếu nước trong mùa khô; Vùng núi cao địa hình hiểm trở cuộc sống của người dân càng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc khai thác và sử dụng hợp lý miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các miền này, mà còn có ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của cả nước. - Vùng đồng bằng: có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình miền núi. Các sông lớn mang vật liệu phù sa từ miền đồi núi bồi đắp mở rộng các đồng bằng châu thổ. Nhưng do tài nguyên rừng đang bị khai thác quá mức, diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên kèm theo với nó là cường độ xói mòn đất vào mùa mưa diễn ra ngày càng mạnh đã gây hậu quả rất lớn, làm giảm tuổi thọ các công trình thủy điện, thủy lợi, phù sa lắng đọng ở các vùng cửa sông ven biển cản trở cho giao thông vận tải đường thủy. Thiên tai (bão, lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản b. Biển Đông ● Khái quát về Biển Đông. Biển Đông là vùng biển rộng, nguồn nước dồi dào, tương đối kín, có đặc tính nóng-ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tính chất nhiệt đới của Biển Đông được thể hiện rõ qua các yếu tố như nhiệt độ, độ muối, sóng, thủy triều và hải lưu (Nhiệt độ TB cao > 230C và biến động theo mùa, rõ nhất 0 ở vùng ven biển phía Bắc; Độ muối trung bình ~ 30 - 33 /00 tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa; Sóng biển mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng mạnh nhất ở vùng bờ biển Trung Bộ; Thủy triều: cũng biến động theo 2 mùa lũ - cạn, cao nhất và lấn sâu nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng). Hình dạng khép kín của Biển Đông tạo nên tính khép kín của dòng hải lưu với hướng chịu ảnh hưởng của gió mùa (tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cũng hình thành dòng hải lưu theo những vòng tròn nhỏ hơn). Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản, có tiềm năng lớn về du lịch – dịch vụ cảng ● Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước - Khí hậu: Biển Đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng làm giảm độ lục địa của các vùng ở phía tây đất nước. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của miền khí hậu hải dương, điều hòa hơn. 20
  21. - Địa hình và các hệ sinh thái ven biển: Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (địa hình vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vịnh nước sâu, các đảo ven bờ, các rạn san hô ) có giá trị về kinh tế như xây dựng các hải cảng - vận tải biển, khai thác - nuôi trồng thủy sản, du lịch biển - đảo Các hệ sinh thái ven biển đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn lên tới 450.000 ha (Nam Bộ 300.000 ha), chỉ đứng sau rừng ngập mặn Amadôn (Nam Mĩ). Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao (nhất là sinh vật nước lợ), nhưng hiện nay rừng đã bị thu hẹp nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và cháy rừng Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng đa dạng và phong phú. - Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là dầu khí (trên các bể trầm tích). Các bãi cát ven biển có titan. Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối (nhất là Nam Trung Bộ). Hải sản: sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ. Cá > 2000 loài, tôm > 100 loài, vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Ven các đảo (nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có nguồn nguyên liệu quí là các rạn san hô cùng các loài sinh vật khác. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta - Thiên tai: Bão, mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão qua Biển Đông trực tiếp đổ bộ vào nước ta. Bão lớn kèm theo với sóng lừng, nước dâng cao gây nên lũ lụt là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản (nhất là với dân cư ven biển). Sạt lở bờ biển: hiện tượng này đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta (Trung Bộ). Nạn cát bay, cát lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai (miền Trung). Như vậy, sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng tránh ô nhiễm môi trường biển, thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta. c. Khí hậu. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là nhiệt đới - ẩm - gió mùa và có sự phân hoá phức tạp cả về thời gian và không gian. ● Tính chất nhiệt đới - ẩm - gió mùa - Tính chất nhiệt đới của khí hậu được qui định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu. Hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và ở nơi trong năm đều có 2 lần 21
  22. Mặt Trời qua thiên đỉnh. Tổng lượng bức xạ nhiệt cao (120 - 140 kcal/cm 2/năm). Cán cân bức xạ trên 75 kcalo/cm 2/năm. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22 - 270C (tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới 21 0C). Tổng nhiệt độ hoạt động năm 8.000 - 10.0000C. Tổng số giờ nắng trên 1.400 giờ/năm. - Tính chất ẩm thể hiện ở lượng mưa trung bình/năm 1.500 - 2.000mm (sườn đón gió của nhiều dãy núi lượng mưa lên tới 3.500 - 4.000mm). Độ ẩm không khí luôn luôn ở mức 80% - 100% (trừ một vài vùng khô hạn như Ninh - Bình Thuận lượng mưa thấp ~ 700 - 800mm). - Tính chất gió mùa: do nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên ở nước ta Tín phong nửa cầu Bắc có thể thổi quanh năm. Tuy nhiên, khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì vậy Tín phong chỉ hoạt động mạnh vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió. + Gió mùa mùa Đông: Từ 16 0B trở ra Bắc: Khối không khí cực đới (NPc) thống trị từ tháng X - IV, phạm vi ảnh hưởng của nó vào đến vĩ độ 16 0B (Bạch Mã). Nửa đầu mùa Đông (lạnh - khô). Nửa sau mùa đông (lạnh-ẩm). NPc thổi vào nước ta không liên tục mà chỉ từng đợt, ảnh hưởng mạnh ở miền Bắc và hình thành ở đây có một mùa đông lạnh (2 - 3 tháng). Khi di chuyển về P.Nam, khối không khí này bị biến tính và suy yếu dần và dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. Từ vĩ độ 160B trở vào Nam: tín phong TBD Bắc Bán Cầu (Tm) cũng thổi theo hướng Đông Bắc trở nên chiếm ưu thế làm hình thành "gió mùa mùa Đông" ở miền không có mùa đông này, thời tiết thường mát và ẩm. + Gió mùa mùa Hạ. Trong mùa này các luồng gió thổi vào lãnh thổ nước ta lại rất phức tạp, đặc biệt là sự chanh chấp trong thời gian chuyển mùa làm cho thời tiết rất thất thường. Có 2 luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào: Nửa đầu mùa Hạ, dòng khí từ vịnh Bengan (TBg) thổi vào nước ta theo hướng tây nam, mang nhiều hơi nước gây mưa lớn cho Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ, sau đó vượt qua dãy Trường Sơn, khối khí trở nên khô nóng tràn xuống vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phần phía nam của khu vực Tây Bắc; đôi khi áp thấp Bắc Bộ sụt sâu tạo nên sức hút mạnh làm xuất hiện gió Tây tại đồng bằng Bắc Bộ, thời kỳ này nhiệt độ lên tới 37 0C, độ ẩm xuống < 50%. Nửa giữa và cuối mùa Hạ, gió mùa Tây Nam (Em) xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam hoạt động, hình thành gió mùa mùa Hạ chính thức ở Việt Nam. Khi vượt qua vùng biển Xích Đạo khối không khí này đổi hướng tây nam vào lãnh thổ nước ta lại theo hướng các hướng khác nhau: hướng tây nam (Tây Nguyên và đồng bằng NBộ), hướng nam (miền Trung), hướng 22
  23. đông nam (Bắc Bộ). [Nguyên nhân làm cho khối không khí (Em) thổi vào lãnh thổ nước ta theo các hướng khác nhau là do ở miền Bắc lúc này hình thành một hạ áp (xoáy tụ) hút gió làm đổi hướng]. Khối không khí này gây mưa cho cả hai miền nước ta (riêng ở miền Trung mưa vào tháng IX). Đặc biệt, khi gặp các nhiễu động khí quyển như bão, hội tụ nhiệt đới sẽ gây mưa lớn kéo dài, đây cũng là mùa mưa bão của nước ta. ● Sự phân hóa của khí hậu nước ta - Theo tác giả Phạm Ngọc Toàn - Phan Tất Đắc (1978, 1993) đã phân chia phần đất liền nước ta thành 3 miền khí hậu: (1) Miền khí hậu phía Bắc (từ vĩ độ 180B-dãy Hoành Sơn trở ra Bắc), đây là miền khí hậu đặc biệt: “Nhiệt đới-gió mùa, có một mùa đông lạnh”, miền này lại được chia làm 5 vùng khí hậu (vùng núi Đông Bắc; vùng núi Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn; vùng đồng bằng Bắc Bộ; vùng núi Tây Bắc; vùng Bắc Trung Bộ). (2) Miền khí hậu phía Nam, bao gồm lãnh thổ Trung Bộ ở sườn Tây thuộc dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu có 2 mùa khô - mưa, càng về phía nam tính chất này càng thể hiện rõ. Miền này chia làm hai vùng khí hậu (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long). (3) Miền khí hậu Đông Trường Sơn, bao gồm phần Đông Trường Sơn từ vĩ độ 18 0B (phía Nam dãy Hoành Sơn) đến vĩ độ 12 0B (Bình Thuận). Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu trên và được chia làm 3 vùng khí hậu (vùng Bình - Trị - Thiên; vùng Trung Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ). - Theo Atlát khí tượng thủy văn Việt Nam - 1994, sơ đồ phân vùng khí hậu nước ta gồm 2 miền (ranh giới 160B): Miền khí hậu phía Bắc có 4 vùng khí hậu (Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ). Miền khí hậu phía Nam có 3 vùng khí hậu (Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ). Bảng 1.5. Một số đặc trưng của các miền và các vùng khí hậu. Miền khí hậu Miền khí hậu Miền khí hậu P.Bắc P.Nam - Biên độ năm của nhiệt độ không khí 9 140 23
  24. (kcal/cm2) - Số giờ nắng TB năm (giờ) 2.000 > 2.000 Vùng khí hậu T.Bắc Đ.Bắc ĐBSH BTBộ NTBộ T.Ng NBộ Mùa mưa 4 - 9 4 - 10 5 - 10 8 - 12 8 - 12 5 - 10 5 - 10 Ba tháng mưa lớn 6 - 8I 6 - 8I 7 - 9 8 - 10 9 - 11 7 - 9 8 - 10 nhất Bảng 1.6. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại 3 địa điểm Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh TB/ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 n Hà Nội (21001'B - 105048'Đ, độ cao 5m/biển) Nhiệt độ 0 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 26,4 21,4 18,2 ( C) 23,5 Lượng 18,6 26,2 43,8 90,1 43,4 23,4 1676 mưa (mm) 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 Huế (16024'B - 107041'Đ, độ cao 17m/biển) Nhiệt độ 0 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 ( C) 25,1 Lượng 62,6 47,1 51,6 82,1 95,3 2868 mưa (mm) 161,3 116,7 104,0 473,4 795,6 580,6 297,4 Thành phố Hồ Chí Minh (10047'B - 106047'Đ, độ cao 9m/biển) Nhiệt độ 0 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 ( C) 27,1 Lượng 4,1 13,8 10,5 50,4 48,3 1931 mưa (mm) 218,4 311,7 293,7 269,8 327,1 266,7 116,5 ● Thuận lợi: ▪ Đối với sản xuất nông nghiệp: Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng - ẩm, nhiệt độ TB/năm cao, độ ẩm TB lớn cùng với sự phân hóa đa dạng cả về thời gian và không gian là một thuận lợi lớn cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại nông sản phong phú (cây lương thực, cây công 24
  25. nghiệp, cây ăn quả, rau đậu ; chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm, thủy sản). Cho phép trồng các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Cho phép tăng vụ, xen canh, gối vụ (nếu điều kiện ẩm được thỏa mãn). ▪ Đối với các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, rừng nhiệt đới với nhiều loại lâm sản khác nhau là nguồn nguyên liệu có giá trị đối với các ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy, dược liệu, thủ công mĩ nghệ Ngoài ra, lượng mưa trung bình hàng năm cao, nguồn nước ngầm phong phú cùng hệ thống sông ngòi dày đặc đủ để cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt của dân cư. ● Hạn chế: ▪ Đối với sản xuất nông nghiệp: Sự phân phối ẩm không đều trong năm gây hạn chế cho việc khai thác nhiệt. Chính vì vậy, dù cho điều kiện kĩ thuật có tiến bộ đến đâu, thì ở nước ta thủy lợi vẫn là vấn đề hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, đặt ra cho hầu hết các vùng nhất là trong mùa khô (đặc biệt là các tỉnh phía nam) yêu cầu là phải tiết kiệm nước, phải tính đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp (ví dụ, trong mùa khô có thể hạn chế diện tích trồng lúa nước, hoặc những loại cây có nhu cầu về nước lớn). Trong điều kiện thời tiết nóng - ẩm, sâu bệnh dễ phát sinh và lây lan trên diện rộng gây hại cho cả cây trồng lẫn vật nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiễu động thời tiết thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa làm cho sản xuất nông – lâm - ngư thêm bấp bênh. Bão, lụt, thiên tai hạn hán, cũng xảy ra ở hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta, gây thiệt hại lớn cả về người và của cho nhân dân. Bão thường tập trung vào tháng VI-XI, dịch dần từ Bắc vào Nam, có năm bão đổ bộ vào sớm, có năm muộn. Bão thường kèm theo gió giật, mưa lớn kéo dài, nước sông sẽ dâng cao ở vùng cửa sông, ven biển uy hiếp các công trình thủy lợi, đê điều. Nếu mưa lớn lại trùng với lúc triều cường thì lại càng nguy hiểm hơn. [Theo thống kê của đài Khí tượng - Thuỷ văn thì từ 1884 - 1989, mỗi năm TB có 4,7 cơn bão đổ bộ vào lãnh thổ nước ta ( vào Bắc Bộ 30%; Thanh – Nghê - Tĩnh 19%; Bình - Trị - Thiên 18%; Quảng Nam - Bình Định 24%; Từ đèo Cả trở vào 9%). Gần đây, do những biến động của khí hậu mà bão lũ xảy ra rất thất thường. Cơn bão Linda (12/1997) đổ bộ vào Đồng bằng sông Cửu Long, tốc độ gió lên tới 150 km/giờ (cấp gió 14), là một trường hợp mà hàng trăm năm mới gặp, 4500 người chất, hư hại 200.000 ha căn nhà và 325.000 ha ruộng. Ở Đồng bằng sông Hồng, lũ do bão Frankie (24/07/1999), cấp gió 11 làm chết 100 người, 194.000 căn nhà hư hại và ngập úng 177.000 ha ruộng. Ở miền Trung, lũ lụt năm 1996 làm chết 25
  26. 400 người, năm 1998 chết 450 người, năm 1999 hai trận lũ liên tiếp xảy ra ngày 03/11/1999 và 02/12/1999 trên diện rộng suốt từ Quảng Bình- Bình Định (nặng nhất là Thừa Thiên-Huế), đây là trận lụt mà hàng trăm năm mới thấy xảy ra, làm chết 750 người, tổn thất lên tới 300 triệu USD (~ 4,8 nghìn tỉ đồng VN] ▪ Đối với sản xuất công nghiệp: độ ẩm cao dễ làm cho những thiết bị, máy móc bị ăn mòn, ẩm mốc; Các ngành công nghiệp khai thác (khoáng sản, rừng, hải sản) cũng phải tuân theo nhịp điệu mùa, tính chất mùa của nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến cũng phải tuân theo lịch thời vụ. ▪ Đối với giao thông vận tải: Mưa, bão gây ách tắc giao thông cả đường sắt, bộ, đặc biệt là những tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi. ▪ Đối với hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan,.v.v. Tính chất gió mùa cũng ảnh hưởng khá sâu sắc, hiệu quả khai thác giảm hẳn mà rõ nhất là ở miền Bắc. d. Tài nguyên nước Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng. Nhưng sự phân bố nước lại không đều giữa các vùng đã dẫn tới sự mất cân đối giữa cung-cầu về nước sạch. Như vậy, loại tài nguyên này tưởng như là vô tận lại trở thành có hạn. ● Nước trên mặt. Với địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, lại bị chia cắt dữ dội, điều kiện khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa, sông ngòi nước ta khá dày đặc. Mật độ sông ~ 0,5 - 1,2 km/km2. Cả nước có 2360 con sông có chiều dài 10 km, bao gồm 124 hệ thống sông với tổng diện tích lưu vực 292.470km2. Có 10 lưu vực sông chính (Bằng Giang-Kỳ Cùng; Hồng-Thái Bình; Mã; Cả; Thu Bồn; Đà Rằng; Đồng Nai; Cửu Long; Xêsan; Xrêpốc); diện tích lưu vực > 10.000km 2; 10 lưu vực này chiếm 80% diện tích; 70% nguồn nước và trên 80% dân số cả nước. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: Tổng lượng dòng chảy của tất cả các sông ~ 880km3/năm (lượng dòng chảy sinh ra trong nước 325 km3, chiếm 37% tổng lượng dòng chảy năm). tổng lượng cát bùn hàng năm do sông vận chuyển ra Biển Đông ~ 200 triệu tấn (sông Hồng 120 triệu tấn, sông Cửu long 70 triệu tấn) - Những dòng chảy lớn: sông Mê Công, diện tích lưu vực 795.000 km2, thuộc phần lãnh thổ Việt Nam 72.000 km2 (~ 9%). Tổng lưu lượng nước 520,6 tỉ m3 (Việt Nam 10%). Hệ thống sông Hồng-Thái Bình, diện tích lưu vực 169.000 km 2 26
  27. (thuộc phần lãnh thổ Việt Nam 51%), tổng lượng dòng chảy 137 tỉ m 3 (Việt Nam 68%). Như vậy, nếu ở thượng nguồn của hai hệ thống sông lớn này khai thác mạnh tài nguyên nước (đặc biệt trong mùa khô) thì nguồn nước có thể khai thác ở Việt Nam sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, vấn đề sử dụng chung nguồn tài nguyên nước của các sông này đã trở nên cấp bách trong thế kỷ XXI này, đây cũng là vấn đề cần hợp tác với các nước có liên quan. - Về thủy chế, do tính chất bất thường của chế độ mưa mùa, trạng thái bề mặt các lưu vực và hình dáng sông ngòi nước ta mà dòng chảy có sự chênh lệch lớn trong mùa mưa và mùa khô: + Hệ thống sông Hồng: Thủy chế ít điều hòa, lũ vào tháng VI-X (chiếm 74% lưu lượng nước cả năm). Lũ do 3 sông tạo nên (sông Đà 41-61%, sông Lô 20-34%, sông Thao 15-23%), khi lũ của 3 sông gặp nhau gây lũ đột xuất. Với hình thái lưu vực dốc ở thượng nguồn và trung du ít dốc ở hạ du, nên lũ lên nhanh nhưng rút lại chậm. Chính vì vậy mà hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng đã được hình thành từ rất sớm (thế kỷ XI) đến nay đã khá hoàn chỉnh. Việc xây dựng các công trình thủy điện ở đây sẽ có ý nghĩa không chỉ về năng lượng mà còn có ý nghĩa trị thủy (kiểm soát lũ) ở sông Hồng. + Hệ thống sông Mê Công: sông dài 4.500km chảy qua 5 nước Trung Quốc – Mianma - Thái Lan – Lào - Cămpuchia vào Việt Nam ở hạ lưu, sông chảy qua nhiều miền khí hậu khác nhau. Đây là sông có lượng dòng chảy lớn nhất, lũ từ tháng VI-XI, lũ lên chậm và rút chậm (do có sự điều tiết của hồ Tônglêsáp (Biển Hồ). Lượng dòng chảy cũng chênh lệch lớn giữa mùa lũ và kiệt (khoảng 7 lần). Người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kinh nghiệm sống chung với lũ (tại đây không có hệ thống đê điều vững chắc như ở Đồng bằng sông Hồng). Ngay từ khi con người đến khai thác vùng đất này và cả bây giờ chúng ta cũng chỉ chủ trương kiểm soát lũ từng phần bằng cách đắp đê bao, các tuyến đường vượt lũ. + Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ. Diện tích lưu vực 42.655 km 2, thuộc phần lãnh thổ Việt Nam 36.261 km 2. Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ, một phần phía Nam Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Lũ vào mùa Hạ, lớn nhất là tháng VII-IV; mùa kiệt từ tháng III-V. Đây là lưu vực sông của vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, vì vậy sử dụng hợp lý nguồn nước sông có ý nghĩa rất quan trọng. + Hệ thống sông ở Tây Nguyên có những sông nhánh của tả ngạn sông Mê Công (lớn hơn cả là sông Xrêpốc và Xêsan), những sông này tuy nhỏ, nhưng có ý 27
  28. nghĩa rất lớn về nước tưới và thủy điện. Trên sông Xêsan đã xây dựng thủy điện Yaly, sông Srêpốc đã xây dựng thủy điện Đrây Hlinh, hiện nay đang tiếp tục xây dựng một vài công trình thủy điện khác. + Hệ thống sông Mã, sông Chu. Diện tích lưu vực 28.400 km2, chảy qua một phần vùng Tây Bắc qua Lào vào Thanh Hóa. Hai sông này cung cấp phù sa cho đồng bằng Thanh Hóa (rộng nhất trong các đồng bằng Duyên hải miền Trung). Lũ vào tháng VI - XI (cao nhất tháng IX). + Hệ thống sông Cả. Diện tích lưu vực 27.200 km 2. Bắt nguồn từ Lào chảy vào Nghệ An, tạo nên đồng bằng Nghệ An nối liền với đồng bằng Thanh Hóa. Do lưu vực sông mở rộng về phía Tây, vì vậy đồng bằng cũng mở rộng sâu vào trong đất liền. Lũ vào tháng VI - X (cao nhất tháng IX), kiệt vào tháng XI - V (kiệt nhất tháng III). Ở hạ lưu của hệ thống sông này có các thành phố lớn như thành phố Vinh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Bắc Trung Bộ. + Các sông ở miền Trung (Đông Trường Sơn) từ Hà Tĩnh - Bình Thuận có đặc điểm chung là đều ngắn, dốc, lưu lượng nước nhỏ (nhiều sông chảy theo hướng Tây - Đông), lượng dòng chảy nhỏ chủ yếu trong địa phận nước ta. Mùa lũ lệch vào mùa Thu Đông, lũ lớn nhất vào tháng X, XI, lũ tiểu mãn vào tháng V, VI; tháng kiệt nhất vào IV hoặc VII, VIII. Các sông này tạo nên các đồng bằng nhỏ hẹp, lại bị chia cắt bởi các nhánh núi lan ra sát biển. Ở hạ lưu các sông thường có các thị xã, thị trấn. Những sông lớn ở đây khi chảy qua các vùng lãnh thổ nào thường mang tên các thị xã, thị trấn mà nó chảy qua (ví dụ Tam Kỳ, Vĩnh Điện, Sông Cầu .v.v.). Do sông ngắn và dốc, ở hạ lưu lại không có đê nên lũ lên rất nhanh và rút cũng nhanh. Lũ ở miền Trung rất nguy hiểm (đặc biệt là ở thượng nguồn) hiện tượng lũ quét thường đe dọa các điểm dân cư, các công trình xây dựng, đường sá , còn ở đồng bằng thiệt hại do lũ gây ra cũng rất lớn . Với Duyên hải miền Trung việc làm các hồ, xây dựng các đập chứa nước có ý nghĩa rất lớn để điều tiết nước trong mùa lũ và giữ nước cho mùa khô. Bảng 1.7. Phân bố nước trên mặt. Tổng số Riêng nội địa Lưu lượng Lưu lượng Các vùng lãnh thổ và lưu vực (tỉ % (tỉ % m3/năm) m3/năm) 28
  29. Cả nước 840,0 100,0 328,0 100,0 1. Đồng bằng sông Hồng - Lưu vực sông Hồng và Thái 137,0 16,3 90,6 27,6 Bình 2. Đông Bắc 17,4 2,0 15,7 4,8 - Lưu vực sông vùng Quảng 8,5 1,0 7,2 2,2 Ninh 8,9 1,0 7,2 2,2 - Lưu vực sông vùng Cao – Lạng 3. Bắc Trung Bộ 67,0 8,0 58,3 17,9 - Lưu vực sông Mã. 18,5 2,3 14,7 4,5 - Lưu vực sông Cả 24,7 2,9 19,8 6,3 - Lưu vực sông vùng Bình - Trị 23,8 2,8 23,8 7,3 -Thiên 4. Duyên hải Nam Trung Bộ 48,7 5,8 48,7 14,8 - Khu vực Đà Nẵng và Quảng 21,6 2,6 21,6 6,6 Nam 14,6 1,7 14,6 3,2 - Khu vực Quảng Ngãi – Bình 12,5 1,4 12,5 4,4 Định. - Khu vực Phú Khánh 5. Tây Nguyên 30,0 3,6 30,0 9,1 6. Đông Nam Bộ 34,9 4,2 34,9 10,6 - Lưu vực sông Đồng Nai 30,0 3,0 8,4 2,6 - Khu vực Ninh - Bình Thuận 8,4 1,0 7. Đồng bằng sông Cửu Long - Lưu vực sông Cửu Long 505,0 60,1 50,0 15,2 Nguồn: Viện qui hoạch thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. ● Nước ngầm. Tài nguyên nước ngầm của Việt Nam hiện nay vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ. Theo kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy phần lớn nước ngầm chứa trong các thành tạo ở độ sâu từ 10-100 m. Các phức hệ có khả năng khai thác đó là phức hệ trầm tích rời bở tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và một vài nơi ven biển miền Trung, phức hệ trầm tích cácbonat phân bố chủ 29
  30. yếu ở Đông Bắc, Tây Bắc, vùng Bắc và Bắc Trung Bộ, phức hệ đá phun trào (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ). Tổng trữ lượng động thiên nhiên của cả nước 1.513 tỉ m 3/s (lưu lượng dòng ngầm ở một cắt nào đó của tầng chứa nước). Trữ lượng khai thác thăm dò khoảng 3,3 tỉ m3. Nước ngầm phân bố không đều trong cả nước, tập trung nhiều nhất ở các vùng đồng bằng (nhưng thường bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt và độ axit cao), rất hạn chế trong các vùng núi đá vôi và trong tầng ba dan. Khai thác nước ngầm chủ yếu cung cấp nước cho đô thị, sản xuất công nghiệp, nước sạch cho các vùng nông thôn, đối với các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cà phê Tây Nguyên) lại càng quan trọng. ● Ý nghĩa kinh tế của hệ thống sông ngòi nước ta - Tạo nên các đồng bằng rộng lớn (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long Duyên hải miền Trung); thuận lợi cho nền nông nghiệp lúa nước, định canh. Tạo điều kiện tập trung dân cư và phát triển các ngành kinh tế khác. Chính vì thế, ở ven sông thường tập trung các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ; Các vùng ven sông và các cửa sông còn hình thành các cảng rất lớn (Cần Thơ); Nhiều cửa sông rộng (hình phễu) rất thuận lợi cho tàu bè ra vào; Các sông ngòi nếu được nạo vét thường xuyên sẽ là hệ thống giao thông vận tải lý tưởng. - Về thủy điện, sông ngòi nước ta có giá trị về thủy điện rất lớn. Tổng trữ năng (lý thuyết) 28-30 triệu kw. Sản lượng điện ~ 250 tỉ kw/h/năm (khả năng cho khai thác 60 tỉ kw/h/năm), hiện nay chúng ta mới khai thác trên 50%. Như vậy khai thác thủy điện có ý nghía rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên nước. ▪ Những hạn chế của nguồn tài nguyên nước. - Tính chất bất thường của thủy chế (lũ và kiệt). Lũ lụt năm nào cũng xảy ra gây thiệt hại rất lớn cả về người và của của nhân dân. Mùa kiệt, lượng dòng chảy nhỏ, nước mặn vào khá sâu trong đất liền, riêng ở hai đồng bằng lớn trong phạm vi 30 - 50 km từ cửa sông vào là chịu ảnh hưởng của triều biển sông Hồng (20km), sông Thái Bình (40km), sông Tiền (50km), sông Hậu (40km). - Dòng chảy cát, bùn (phù sa) lớn, ước tính hàng năm các sông đổ ra biển ~ 200 triệu tấn phù sa (sông Hồng 120 triệu tấn; sông Cửu Long 70 triệu tấn). Nếu ở thượng lưu, rừng bị khai thác quá mức, hiện tượng xói mòn đất diễn ra ngày càng mạnh, thì lượng bùn đổ ra biển càng lớn. Phù sa một mặt bồi đắp cho các đồng 30
  31. bằng, nhưng mặt khác nó còn lắng đọng trong hệ thống kênh mương, hồ chứa nước, các đập thủy điện, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên nạo vét lòng sông rất tốn kém. ▪ Để bảo vệ nguồn nước (trên mặt và nước ngầm): Hạn chế việc làm ô nhiễm do chất thải (công nghiệp và sinh hoạt). Nâng cấp, cải tạo các hệ thống thoát nước. Hạn chế việc dùng hóa chất trong nông nghiệp, đặc biệt là những vùng rau ở Đà Lạt, Hà Nội, ở những vùng chè; ở vùng trồng lúa thâm canh thường gây ô nhiễm ở tầng nước nông, đây lại là tầng nước phần lớn dùng cho sinh hoạt của nông dân. e. Tài nguyên đất ● Các loại đất chính ở đồng bằng. Đất đồng bằng chủ yếu là đất phù sa; tùy theo từng lưu vực mà thành phần cơ giới, đặc tính lý-hóa và độ phì của đất khác nhau. Đất phù sa đã được cải tạo qua nhiều thế kỷ, được san bằng, đắp bờ giữ nước, cấy lúa, cho nên thành phần cơ giới, lý - hóa đã bị biến đổi nhiều và trở thành loại đất đặc biệt ”Đất trồng lúa nước”. Các loại đất chính: ▪ Đất phù sa mới. ~ 3,40 triệu ha (Đồng bằng sông Hồng 0,6 triệu ha; Đồng bằng sông Cửu Long 1,2 triệu ha). - Đất phù sa ở Đồng bằng sông Hồng: Thành phần cơ giới chủ yếu từ cát pha đến thịt trung bình (vùng trũng là thịt nặng). Độ pH 5,5-7,0, giàu N, P, K, Ca, Mg và chất hữu cơ. Do có hệ thống đê điều khá vững chắc nên phù sa không được trải đều trong năm. Đất đã được sử dụng với cường độ cao nhiều nơi đã bị bạc màu. Trong đồng bằng có nhiều ô trũng (Hà-Nam-Ninh) đất bị hóa lầy, hiện tượng glây mạnh, đất giàu mùn, đạm, nghèo lân, trong đất chứa nhiều chất độc hại cho cây trồng và thủy sản. - Đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thành phần cơ giới nặng hơn so với đất ở Đồng bằng sông Hồng (từ thịt đến sét), lượng mùn và đạm trung bình, nghèo lân, nhưng cũng khá phì nhiêu. Do chỉ mới có một số hệ thống đê bao, nên phù sa vẫn được trải đều. Riêng dải phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu đã được thâm canh khá cao cả cây lương thực - thực phẩm và cây ăn quả. - Đất phù sa ở các đồng bằng Duyên hải miền Trung: Do tác động rõ rệt của biển trong quá trình hình thành đồng bằng, nên đất có thành phần từ cát pha đến thịt nhẹ, chua, nghèo mùn, kèm màu mỡ 31
  32. ▪ Đất phèn. 2,0 triệu ha, Đồng bằng sông Cửu Long gần 1,9 triệu ha tập trung nhiều ở tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, vùng trũng bán đảo Cà Mau; Đồng bằng sông Hồng (ven biển Hải Phòng và Thái Bình). Đất phèn được hình thành trên các vùng biển cũ, nơi có nhiều xác thực vật thối rữa của rừng ngập mặn trước đây. Phèn thường tồn tại dưới dạng tiềm tàng (FeS), nếu bị ôxy hóa sẽ tạo thành H 2SO4 làm cho đất chua và nước trong đất chua (nếu trong đất và nước: độ pH < 4,5 cá không sống được, độ pH < 3,0 thì tất cả các loài thủy sinh và cây cối không sống được, kể cả cây ngập mặn). Muốn sử dụng loại đất này phải tiến hành thau chua - rửa phèn, cần rất nhiều nước ngọt. ▪ Đất mặn. Khoảng 1,0 triệu ha. Tập trung ở các vùng cửa sông ven biển, nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long diện tích lên tới 744 000 ha (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau), ở Đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Nam Định). Đất nhiễm mặn do 2 nguyên nhân (do ngập nước triều mặn và nước ngầm mặn gây ra). Tùy theo hàm lượng (CL- ) trong đất mà phân ra mặn nhiều hay ít. Để khai thác đất mặn, nhân dân ta thường quai đê lấn biển, rửa mặn bằng nước mưa, trồng cói trước - lúa sau. Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều vùng nhân dân đã trồng một vụ lúa nhờ vào nước trời và một vụ tôm cho năng suất khá cao. ▪ Đất cát ven biển. ~ 50,0 vạn ha. Phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở Trung Bộ. Có các loại cồn cát sau: Các cồn cát hiện đại (cồn cát vàng), nhiều nhất ở Quảng Bình. Các cồn cát cũ (cồn cát trắng) kéo dài từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Các cồn cát cổ (cát đỏ) có nhiều ở Bình Thuận. Ngoài ra còn có các bãi cát biển khá bằng phẳng. Đất cát nghèo mùn và N, P, K, có phản ứng chua. Thường thiếu nước cho sinh hoạt và cây trồng gặp rất nhiều khó khăn. Các cồn cát hiện đại và cồn cát cũ lại thường hay di động, lấn vào làng mạc, ruộng đồng nên việc trồng rừng chắn gió, chắn cát ở các tỉnh miền Trung là rất quan trọng. Các cồn cát cổ đã ổn định, không di động, có thể tận dụng trồng hoa màu, cây công nghiệp hay trồng rừng. ● Các loại đất ở vùng trung du - miền núi và cao nguyên. * Đặc điểm chung. Ở miền đồi núi, quá trình hình thành đất feralit là chủ yếu, đây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm trong điều kiện nhiệt-ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra rất mạnh, các chất bazơ Ca +, Mg+, K+ dễ hòa tan, rửa trôi 32
  33. làm cho đất bị chua; đồng thời ôxit sắt fe 3+ và nhôm AL3+ được tích tụ làm cho đất có màu đỏ vàng, đất nói chung nghèo mùn. Quá trình feralit diễn ra điển hình trên đá mẹ axit, cũng diễn ra cả trên đất bazơ và các thềm phù sa cổ. * Các loại đất chính ▪ Đất feralit (có tên Việt Nam là đất đỏ - vàng) ~ 16,0 triệu ha. Có thể chia ra 7 loại: Đất feralit nâu - đỏ trên đá bazơ, chủ yếu là badan ~ 2,0 triệu ha, nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; ngoài ra còn có ở rải rác phần phía tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Phú Yên. Đất giàu cation Ca, Mg, Fe, Al, đạm và lân, nhưng nghèo kali và lân dễ tiêu. Tầng đất dày, khá phì nhiêu thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè. Đất nâu - vàng trên đá bazơ. ~ 0,4 triệu ha (tập trung trên cao nguyên, ở độ cao 800-900m). Bên cạnh cây công nghiệp lâu năm, còn trồng được cây lương thực cạn (do lượng ẩm trong đất khá). Đất feralit đỏ - nâu trên đá vôi. ~ 0,3 triệu ha (tập trung ở vùng núi đá vôi và cao nguyên đá vôi miền núi phía Bắc). Đất giàu mùn, đạm, tơi xốp, thuận lợi cho trồng ngô, đậu tương. Đất feralit đỏ - vàng trên đá biến chất và đá sét. Trên 6,0 triệu ha (tập trung chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu). Đất có thành phần cơ giới nặng, kém tơi xốp, tầng đất dày từ 1,5-2,0 m. Do địa hình dốc nên đất dễ bị xói mòn, chủ yếu dành cho lâm nghiệp và nông-lâm kết hợp. Đất Feralít vàng - đỏ trên đá mác ma axit. ~ 4,0 triệu ha. Phân bố tại các vùng đồi núi granit và riolit. Tầng đất mỏng, lẫn nhiều đá, đất chua, nghèo mùn và lân. Địa hình thường dốc, dễ bị xói mòn, việc khai thác không hợp lý nên hầu hết đã bị thoái hóa, cần trồng rừng để phục hồi đất. Đất feralit vàng nhạt trên đá cát. Trên 2,2 triệu ha, hình thành trên đá mẹ có thành phần silic cao hơn các đá mác ma axit, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới từ cát đến cát pha, đất nghèo, chua, khô hạn. Phần lớn là đồi trọc. Đất feralit nâu - vàng trên phù sa cổ. ~ 0,4 triệu ha, phân bố ở rìa các châu thổ, trên các thềm sông cổ. Địa hình là những vùng đồi (độ cao 25 - 30m) đã bị thoái hóa, đất có kết von ôxit sắt, nhôm (một số nơi có đá ong). Đất này cần cải tạo để trồng hoa màu, cây công nghiệp lâu năm, ngắn ngày và cây ăn quả. ▪ Đất xám bạc màu. (có 2 loại đất chính) 33
  34. - Đất xám bạc màu trên đá axit. Trên 80,0 vạn ha. Tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở ven biển miền Trung. Đất nghèo mùn, thành phần cơ giới nhe từ cát pha đến cát thô. Thảm thực vật là rừng khộp hay cỏ tranh. - Đất xám bạc màu trên phù sa cổ. ~ 1,2 triệu ha (Đông Nam Bộ 90,0 vạn ha), ngoài ra còn có ở rìa Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và dải đất cao ở Long An, Đồng Tháp. Địa hình cao 15 - 20 m, đất bị rửa trôi lâu ngày nên nghèo phì liệu nhưng tơi xốp, thoát nước tốt. Đất này nếu được cải tạo, có thể trồng được cây lương thực - thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp ▪ Đất mùn đỏ - vàng trên núi. ~ 3,0 triệu ha. Phân bố ở độ cao từ 500 - 600m đến 1.600 - 1.700m. Đây là đai rừng cận nhiệt đới trên núi, nhiệt độ giảm nhưng lượng mưa tăng làm cho quá trình Feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên. Địa hình dốc, đất có tầng mỏng, thích hợp cho lâm nghiệp. Một số nơi như Sa Pa có thể trồng các loại rau ôn đới. ▪ Đất mùn thô trên núi cao (đất alit trên núi cao). Trên 28,0 vạn ha, phân bố ở độ cao 1.600 - 1.700 m, đây là đai rừng cận nhiệt đới mưa mù trên núi, quanh năm mây mù lạnh ẩm, quá trình Feralit chấm dứt hoàn toàn. Đất chứa nhiều mùn thô, tầng thảm mục dày, tầng đất mỏng, lại là khu vực đầu nguồn nên cần bảo vệ nghiêm ngặt, phải trồng rừng phòng hộ. ▪ Ngoài ra, ở vùng đồi núi còn có: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ khoảng 33,0 vạn ha, thích hợp cho việc làm ruộng bậc thang (lúa nước thâm canh), trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất xói mòn trơ sỏi đá. (50,5 vạn ha). Đất bị thoái hóa nghiêm trọng, không trồng trọt được. Việc cải tạo, phủ xanh diện tích này rất khó khăn. Đất lầy và than bùn > 7,0 vạn ha, tập trung ở các thung lũng miền núi và ở vùng đồng bằng; Đất than bùn nhiều nhất ở U Minh (Kiên Giang) và Cà Mau. ● Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất - Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của ngành nông - lâm. Là mặt bằng để bố trí các điểm dân cư (nông thôn, đô thị), các cơ sở công nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và các công trình quốc phòng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, việc thay đổi mục đích sử dụng có thể làm thay đổi mạnh mẽ giá trị của đất đai. Chính vì vậy, sử dụng hợp lý, 34
  35. có hiệu quả về kinh tế và sinh thái sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu bền trong tương lai. Bảng 1.8. Hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng tại thời điểm 01/01/2006 (đơn vị:1000 ha). Chia ra Diện Các vùng Đất Đất LN Đất Đất Chưa tích NN CD TC SD CẢ NƯỚC 33121,2 9412,2 14437,3 1401,0 602,7 7268,0 Đồng bằng sông Hồng 1486,2 760,3 123,3 230,5 116,5 255,6 Đông Bắc 6402,4 978,8 3551,0 202,7 79,9 1590,0 Tây Bắc 3753,4 499,5 1773,6 42,3 32,7 1405,3 Bắc Trung Bộ 5155,2 804,9 2854,0 194,1 97,9 1204,3 DH Nam Trung Bộ 3316,7 583,8 1459,8 193,8 54,2 1025,1 Tây Nguyên 5466,0 1597,1 3067,8 124,5 41,6 635,0 Đông Nam Bộ 3480,9 1611,9 1251,6 193,6 71,4 352,4 ĐB sông Cửu Long 4060,4 2575,9 356,2 219,5 108,5 800,3 Theo dự báo đến 2010: Chúng ta có thể sử dụng ~ 50% diện tích đất chưa sử dụng (~ 2,0 triệu ha), như vậy quĩ đất nông nghiệp sẽ vào khoảng gần 10,0 triệu ha và được phân bố như sau: đất canh tác hàng năm 6,5 triệu ha (trong đó đất trồng lúa 4,3 triệu ha); đất trồng cây lâu năm 2,8 triệu ha; đất cỏ và nuôi trồng thuỷ sản 0,7 triệu ha. Như vậy, tài nguyên đất ở nước ta rất hạn chế; BQ đất tự nhiên < 0,5 ha/người (thấp nhất thế giới); đất nông nghiệp tuy có tăng lên chút ít (năm 1989 là 6,9 triệu ha; 1999 tăng lên 7,8 triệu ha, năm 2006 tăng lên 9,4 triệu ha), song BQ cũng chỉ ~ 0,1 ha/người. Vì vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất sang chuyên dùng hay thổ cư (tức là thay đổi giá trị sử dụng và giá trị của đất đai) cần phải tiến hành thận trọng, trên cơ sở quy hoạch tổng thể việc sử dụng của cả nước hay trong từng vùng. Bảng 1.9. Qui hoạch sử dụng đất đến 2010 (đơn vị: 1000 ha) 2000 2010 Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu (%) (%) 35
  36. Diện tích đất tự nhiên 32.924,0 100,0 32.924,0 100,0 Đất nông nghiệp 9.345,3 28,4 9.383,4 28,6 Đất lâm nghiệp (*) 11.580,7 35,2 16.165,7 49,0 Đất chuyên dùng 1.532,8 4,6 1.712,0 5,2 Đất ở 443,2 1,3 1.086,5 3,3 Chưa SD (sông suối,núi 10.022,0 30,5 4.576,4 13,9 đá) (*) Đất lâm nghiệp bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng & đất mới chưa thành rừng - Vấn đề sử dụng: + Đối với các vùng đồi núi: do địa hình dốc, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới - ẩm - mưa mùa, sự luân phiên giữa mùa khô - mưa, quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh nên đất dễ bị rửa trôi, nghèo mùn, chua; công tác thủy lợi rất khó khăn, khó áp dụng biện pháp thâm canh. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, sản xuất còn mang tính tự túc tự cấp, nạn phá rừng còn tăng, diện tích đất trống đồi núi trọc còn rất lớn. Vì vậy, để sử dụng hợp lý cần phải xác định rõ ranh giới đất lâm nghiệp với đất nông nghiệp; áp dụng các biện pháp nông - lâm kết hợp; kĩ thuật canh tác trên đất dốc, tích cực bón phân hữu cơ; giữ độ che phủ cho đất để tránh xói mòn và giữ ẩm. Đối với các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Tây Nguyên) cần giữ giới hạn mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm, hạn chế làm mất rừng và cân bằng nước. + Đối với các vùng đồng bằng: Phải có biện pháp nghiêm ngặt khi chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và thổ cư; Thủy lợi phải được đặt lên hàng đầu để nâng cao hệ số sử dụng đất (tháo úng, chống hạn, thau chua, rửa mặn, tăng vụ trong mùa khô, cải tạo đất). Ngoài ra, sử dụng đất đồng bằng còn tính đến việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu (nhiệt- ẩm) & tài nguyên nước. Vì vậy, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Riêng đối với đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, cần nhiều nước ngọt khi cải tạo, trong khi đó vào mùa khô rất thiếu nước ngọt; biện pháp tốt nhất có thể là lên liếp (luống) cao để trồng các loại cây trồng cạn (mía, rứa, rau), cây ăn quả. f. Tài nguyên sinh vật • Về thành phần loài. Giới sinh vật nước ta rất phong phú, mặt khác do nằm ở nơi gặp gỡ của các luồng di cư thực-động vật, cho nên chúng ta có cả các loài bản 36
  37. địa và loài di cư. Các loài di cư chủ yếu là: Luồng Hymalaya mang yếu tố ôn đới từ Vân Nam-Quý Châu-Hymalaya xuống. Phân bố nhiều ở Tây Bắc kéo dọc dải Trường Sơn đến vĩ độ 100B (cực Nam Trung Bộ). Luồng Hoa Nam chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, đem đến nhiều loài thực vật đặc sắc vùng Đông Bắc. Luồng Ấn Độ-Mianma từ P.Tây sang, mang đến các loài cây lá rụng trong mùa khô. Phân bố ở những vùng có gió fơn khô nóng ở Tây Bắc và Trung Bộ. Luồng Malaixia-Inđônêxia từ phía Nam lên mang theo cây họ dầu, phân bố đến vĩ độ 180B (đặc trưng nhất là Tây Nguyên và Nam Bộ). • Về các kiểu hệ sinh thái. Trên bề mặt đất nổi cảnh quan rừng bao phủ với 15 kiểu hệ sinh thái. Nếu xếp theo độ cao địa hình được chia làm 2 nhóm: Nhóm hệ sinh thái thực vật nhiệt đới núi thấp, phân bố ở độ cao 600 - 700m (miền Bắc) và 900 - 1000m (ở miền Nam); và nhóm hệ sinh thái thực vật á nhiệt đới và ôn đới trên núi (phân bố ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m). Các nhóm hệ sinh thái và kiểu rừng: - Nhóm hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới có các kiểu rừng chính sau. + Kiểu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh: Rừng có nhiều tầng (có 3 tầng gỗ). Là loại rừng có trữ lượng gỗ lớn nhất nước ta (200 - 300 m 3/ha). Phân bố dọc P.Đông Trường Sơn nơi có nhiệt độ TB > 20 0C, không có tháng lạnh 2.000 mm/năm, mùa khô không quá 3 tháng. Các loại gỗ chủ yếu thuộc cây họ Dầu. Từ vĩ độ 16 0B trở ra là các loài (lim, táu, chò chỉ, chò xanh, chò nâu); từ vĩ độ 160B trở vào là các loài (sao, gụ, kiền kiền ). + Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. Phát triển trong điều kiện có mùa đông lạnh (< 18 0C), phổ biến ở miền Bắc & các vùng có mùa khô rõ rệt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Rừng có nhiều tầng tán (ngoài các cây thường xanh, có 25% số cá thể rụng lá như sến cát, dầu lông, xoan, săng lẻ. Trữ lượng gỗ ~ 120 - 150 m3/ha. + Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá. Phát triển trong điều kiện lượng mưa ít (1.000-1.500 mm/năm), mùa khô kéo dài 4- 5 tháng. Phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Rừng có kết cấu đơn giản (1 - 2 tầng cây gỗ); về mùa khô khoảng trên 75% số cây rụng lá, trơ cành. Các loại cây thường gặp là loài cây họ dầu (dầu lông, dầu trà ben,dầu chai, sến cát), các cây họ đậu có (săng lẻ, lim sẹt, sau sau). Trữ lượng gỗ thấp khoảng 60 - 70 m3/ha. - Nhóm hệ sinh thái rừng thưa nhiệt đới và xavan với các kiểu rừng: 37
  38. + Kiểu rừng thưa nhiệt đới khô lá rộng. Chỉ gặp ở những vùng khô, lượng mưa ít (Ninh Thuận, Bình Thuận và Mường Xén - Nghệ An). Rừng chỉ có một tầng, chủ yếu là cây họ dầu (dầu lông, dầu trà ben). + Kiểu rừng nhiệt đới khô lá kim, chủ yếu là rừng thông phát triển trên đất trơ sỏi đá (Quảng Ninh, Lâm Đồng). + Kiểu xavan nhiệt đới khô (trảng cỏ). Phát triển trên các vùng khô cằn ở cực Nam Trung Bộ. Thảm thực vật chủ yếu là cỏ, cây bụi mọc rải rác. + Kiểu truông nhiệt đới khô ở vùng khô cằn Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị (truông Nhà Hồ). - Nhóm hệ sinh thái trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt với các kiểu rừng: + Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa lá rộng xanh quanh năm trên đá vôi, phân bố chủ yếu ở miền Bắc (cây rừng chủ yếu là trai, nghiến ), kết cấu đơn giản, cây sinh trưởng chậm, khai thác khó khăn, khi đã bị tàn phá rất khó phục hồi lại. Nhiều nơi hiện nay đã được qui hoạch thành khu dự trữ thiên nhiên hoặc vườn quốc gia + Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa trên đất mặn (rừng ngập mặn). Phân bố ở các cửa sông ven biển. Nước ta có 4 khu vực (Đông Bắc Quảng Ninh; Đồng bằng sông Hồng; Duyên hải miền Trung; và Nam Bộ (từ Nam Vũng Tàu trở vào). Ở phía bắc chủ yếu là sú, vẹt, phát triển chậm do có mùa đông lạnh, lớp bùn mỏng. Ở phía nam chủ yếu là đước, đâng, chà là, giá; Vùng nước lợ có bần, dừa nước mọc xen ô rô, do điều kiện khí hậu thuận lợi nên rừng phát triển rất mạnh. + Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa trên đất phèn. Phát triển chủ yếu trên đất phèn và đất than bùn tập trung ở U Minh, cây tràm là tiêu biểu nhất. Đây cũng là nơi cho các loài chim di trú, tạo thành những sân chim nổi tiếng, còn gọi là hệ sinh thái “Tràm - Chim” rất nổi tiếng ở nước ta. + Kiểu rừng cận nhiệt đới (ở độ cao 600 - 700 m đến 1.600 - 1.700 m, trong điều kiện khí hậu lạnh-ẩm hơn, thường gặp kiểu rừng cận nhiệt hỗn giao (dẻ, re, hồ đào mọc xen kẽ với cây lá kim như samu, pơmu, thông nàng, thông ba lá, du sam). + Kiểu rừng lùn đỉnh núi cao chỉ có ở độ cao > 2.600m (miền Bắc). • Nguồn tài nguyên thực - động vật: Thực vật có 14.624 loài thuộc ~ 300 họ. Về cây trồng > 200 loài Động vật (cả trên cạn và dưới nước) có 11.217 loài và phân loài. Trong đó, 1.009 loài và phân loài chim; 265 loài thú; 439 loài bò sát 38
  39. lưỡng cư; 2.000 loài cá biển; trên 200 loài cá nước ngọt; hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể khác. Trong rừng. Có rất nhiều loài gỗ cứng như (đinh, lim, sến, táu, nghiến, sao, chò chỉ, kiền kiền). Có nhiều loài gỗ đẹp, được dùng để đóng đồ trang trí nội thất như (lát hoa, trai, mun, gụ, huỳnh đường, cẩm lai, giáng hương ). Trữ lượng rừng tự nhiên 657 triệu m3, 60 loài tre nứa (5,5 tỉ cây), 1.300 loại cây thuốc. • Sự suy giảm tài nguyên sinh vật - Diện tích rừng: năm 1943, cả nước còn 14,3 triệu ha rừng tự nhiên (trong đó ~ 10,0 triệu ha là rừng giàu), đất trống đồi núi trọc 2,0 - 3,0 triệu ha. Năm 1993, đất lâm nghiệp là 20,0 triệu ha; trong đó, rừng tự nhiên ~ 8,6 triệu ha (43,1% diện tích đất lâm nghiệp), đất trống đồi núi trọc ~ 13,0 triệu ha. Năm 1999, diện tích rừng đã tăng lên 9,3 triệu ha, nhưng đất trống đồi núi trọc vẫn còn ~ 12,6 triệu ha, rừng giàu còn ~ 61,3 vạn ha tập trung chủ yếu ở trên những vùng núi cao hiểm trở khó khăn trong khai thác. Đến năm 2005, đất lâm nghiệp có rừng 12,4 triệu ha (37,7% diện tích đất tự nhiên phần đất liền). Trong đó, rừng tự nhiên 9,53 triệu ha, rừng trồng 2,89 triệu ha, (diện tích rừng lớn nhất là Mièn núi và trung du Bắc Bộ 4,36 triệu ha (35,11% rừng cả nước), tiếp đến là Tây Nguyên 2,99 triệu ha (24,12%). - Độ che phủ rừng: Năm 1943 tỉ lệ che phủ rừng là là 67%, thì đến 1993 giảm xuống còn 29%, tương đương với 12,6 triệu ha rừng bị mất (ở miền Bắc giảm 8,0 triệu ha, và ở miền Nam giảm 4,6 triệu ha). Lớp phủ rừng bị hủy hoại mạnh nhất ở Miền núi – trung du phía Bắc (1993 độ che phủ chỉ còn 17%), năm 2005 độ che phủ rừng của cả nước đã tăng lên 37,7%, nhưng vẫn còn là quá ít so với một quốc gia 3/4 diện tích là đồi núi. Bảng 1.10. Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ qua các năm từ 1943 - 2005. Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng diện tích Độ che phủ Năm (1000 ha) (1000 ha) rừng (1000 ha) (%) 1943 14.000,0 14.000,0 43,00 1976 11.077,0 92,0 11.169,0 33,80 1980 10.486,0 422,0 10.608,0 32,10 1985 9.038,0 584,0 9.892,0 30,00 1990 8.430,0 745,0 9.175,0 27,80 1995 8.252,0 1.050,0 9.302,0 28,20 39
  40. 1999 9.400,0 1.500,0 10.900,0 33,20 2000 9.774,5 1.800,5 11.575,0 35,10 2003 10.000,0 2.100,0 12.100,0 36,10 2005 9.529,4 2.889,1 12.418,5 37,65 - Trữ lượng gỗ năm 1999 chỉ còn 751,5 triệu m3. Trong đó: Tây Nguyên 298,8 triệu m3 (39,8%), Đông Bắc 99,39 triệu m 3 (13,2%), Duyên hải Nam Trung Bộ 95,68 triệu m3 (12,7%), Đông Nam Bộ 54,51triệu m3 (7,2%), Tây Bắc 41,75triệu m3 (5,5%), Đồng bằng sông Hồng 21,33 triệu m 3 (0,46%). Trữ lượng tre nứa 8,4 triệu cây, nhiều nhất là Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. - Chất lượng rừng, sau nhiều năm khai thác, hiện tại rừng nghèo chiếm tỉ trọng lớn. Ví dụ, năm 2002 trong tổng số 5,18 triệu ha rừng thường xanh, thì rừng giàu còn ~ 0,56 triệu ha (11%), rừng trung bình 1,72 triệu ha (33%), còn lại là rừng nghèo ~ 2,9 triệu ha (56%). Nếu tiếp tục khai thác thì rừng trung bình còn giảm chất lượng hơn nữa. - BQ diện tích rừng/người 0,15 ha (2005). Bảng 1.11. Sự biến động diện tích rừng các loại qua các năm (ngàn ha) Loại rừng 1943 1975 1983 1990 1999 Rừng giàu & trung 9.800,0 3.300,0 2.900,0 2.400,0 2.100,0 bình Rừng nghèo & phục 2.000,0 3.000,0 4.400,0 4.600,0 hồi - Môi trường sống của các loài động vật cũng bị thu hẹp, nguy cơ tuyệt chủng của một số loài quí hiếm có nguy cơ tăng cao. Không chỉ trên đất liền, mà nguồn tài nguyên sinh vật ở dưới nước cũng bị giảm sút rõ rệt; nguồn lợi cá nổi (cá trích, cá nục, cá lầm, ) ở ven vịnh Bắc Bộ đã có chiều hướng giảm dần; nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá mòi, cá cháy , nhiều loài đang giảm mức độ tập trung như cá chim, cá gúng, cá hồng, đây là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. Bảng 1.12. Sự suy giảm tài nguyên sinh vật Động vật Thực Bò sát, Cá Cá vật Thú Chim lưỡng cư nước nước 40
  41. ngọt mặn Số loài đã biết 14.600 250 800 350 550 2000 Số loài mất dần 500 96 57 40 90 Số loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt (100) (62) (29) chủng * Nguyên nhân làm suy thoái rừng. Do mở rộng diện tích đất canh tác; ở miền Bắc để trồng lương thực tự túc tự cấp cùng tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc; ở miền Nam (Tây Nguyên) phá rừng để trồng cây công nghiệp Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng, xuất khẩu (khai thác quá mức, khai thác lậu ở các khu rừng cấm). Do chặt phá rừng lấy củi (hàng năm đã khai thác ~ 30 triệu ste củi). Do du canh, du cư, đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc. Do cháy rừng (nếu đốt rẫy mà không có biện pháp ngăn lửa thì diện tích rừng bị cháy sẽ lớn gấp 10 - 20 lần diện tích cần khai hoang). Ví dụ năm 1995, diện tích rừng bị cháy 7.457 ha (Tây Nguyên 2.344 ha, Duyên hải Nam Trung Bộ 1.748 ha, Đồng bằng sông Cửu Long 2.072 ha). Riêng ở Tây Nguyên cháy rừng còn liên quan đến việc di dân tự do phá rừng lấy đất trồng cây công nghiệp. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác. ▪ Vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật - Bảo vệ tài nguyên rừng: Dựa trên Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 19/08/1991 và Ngày 22/12/2003, Chính phủ công bố Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng (sửa đổi) - Quốc hội khóa X thông qua. Nội dung Luật qui định các điều luật về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; chức năng, nhiệm vụ của kiểm lâm, giải quyết tranh chấp và vi phạm về rừng. - Trong quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác rừng tập trung vào 3 loại rừng: Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên vùng đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. Nhiệm vụ đến 2010, trồng được 5,0 triệu ha rừng. - Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo vệ nguồn gien động-thực vật quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt. Qui định về khai thác: cấm khai thác gỗ quí, khai thác trong 41
  42. rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng, cấm săn bắn động vật trái phép, cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ bắt cá con, cá bột, cấm gây hại cho môi trường nước. g. Tài nguyên khoáng sản ● Đặc điểm. Nước ta có lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và phức tạp cùng các chu kỳ vận động tạo sơn lớn diễn ra trong lịch sử địa chất. Các chu kỳ vận động tạo sơn lớn diễn ra trong đại Cổ sinh (Calêđôni, Hecxini), đại Trung sinh (Inđôxini, Kimêri) với các pha trầm tích, phun trào mácma. Những vận động uốn nếp, vò nhàu, các đứt gãy sâu tạo nên các mỏ nội sinh; còn quá trình phong hóa lâu dài, sự phân hủy khoáng từ các mỏ thân quặng và trầm tích đã tạo nên các mỏ ngoại sinh. Các mỏ khoáng sản nước ta gắn với các thời kỳ tạo khoáng trong đại Cổ sinh và Trung sinh. Nhưng đến đại Tân sinh, vận động Tân kiến tạo lại làm cho địa hình nước ta trẻ lại, các bán bình nguyên cổ được nâng lên mạnh và bị cắt xẻ dữ dội. Vì vậy, phần lớn các mỏ của nước ta (đặc biệt kim loại) khai thác không mấy thuận lợi, nhưng trong đại Tân sinh đã hình thành các mỏ có giá trị như dầu khí, than nâu. Để đánh giá chính xác tài nguyên khoáng sản nước ta giàu hay nghèo. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá, so sánh với nhiều nước trên thế giới & khu vực; cũng như yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, và trình độ kĩ thuật công nghệ hiện tại, cho phép nhận định rằng: “Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú về thể loại, nhưng phức tạp về cấu trúc, hạn chế khả năng sử dụng, và tiềm năng”. Về thể loại. Đã phát hiện trên 3.500 mỏ và điểm quặng của trên 80 loại khoáng sản khác nhau (mới khai thác 300 mỏ của 30 loại khoáng sản). Về trữ lượng, phần lớn các mỏ có trữ lượng trung bình và nhỏ, mang ý nghĩa địa phương. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một số loại tài nguyên có trữ lượng và chất lượng tốt là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Về phân bố, tập trung chủ yếu ở Miền núi trung du, cao nguyên nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông vận tải cùng các dịch vụ, sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, nên rất khó khăn trong việc thiết kế khai thác công nghiệp, gây trở ngại cho công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Bảng 1.13. Trữ lượng một số khoáng sản đã được tìm kiếm, thăm dò. Tổng trữ lượng (dự Trữ lượng tìm Khoáng sản Đơn vị báo + tìm kiếm thăm kiếm + thăm dò dò) Dầu Tỉ tấn 1,5 – 2,0 5,0 – 6,0 42
  43. Khí Tỉ m3 180 – 330 - Than antraxit Triệu tấn 3.600,0 6.600,0 Quặng sắt Triệu tấn 1.041,0 1.200,0 Mangan Ngàn tấn 3.200,0 6.700,0 Crôm Ngàn tấn 22.818,0 - Đồng Ngàn tấn 1.200,0 5.400,0 Bô xit Triệu tấn 3.040,0 6.600,0 Vàng Tấn 100,0 200,0 Đất hiếm Ngàn tấn 8.512,0 22.519,0 Thiếc Ngàn tấn 201,0 533,0 Apatit Triệu tấn 908,0 2.100,0 Pyrit Triệu tấn 908,0 2.100,0 ● Khoáng sản nhiên liệu – năng lượng ▪ Dầu khí thiên nhiên. - Trữ lượng dự báo địa chất ~10 tỉ tấn (cho khai thác ~ 4 – 5 tỉ tấn dầu qui đổi); trữ lượng khí đồng hành ~ 180 – 300 tỉ m 3. Đang khai thác các mỏ Tiền Hải (khí đốt), Bạch Hổ (dầu và khí), Rồng (dầu); Đại Hùng (dầu), Rạng Đông (Dầu), Hồng Ngọc (dầu), Lan Đỏ và Lan Tây (khí đốt) Nam Hồng Ngọc (dầu mỏ) và một số mỏ khí ở bể trầm tích Thổ Chu – Mã Lai - Dầu khí của nước ta tập trung trong các bể trầm tích sau: bể trầm tích sông Hồng có diện tích khá lớn, đã phát hiện và khai thác khí đốt ở Tiền Hải (~ 1 tỉ m 3); dự báo, trữ lượng 1,5 tỉ tấn dầu mỏ (giới hạn cho khai thác 800 triệu tấn). Bể trầm tích Cửu Long có dạng bầu dục, ~ 2,5 tỉ tấn (khả năng ~500 triệu tấn dầu qui đổi). Bể trầm tích Nam Côn Sơn là bể rộng nhất, tiềm năng lớn nhất, ~ 3- 4 tỉ tấn, nhưng đây là vùng nước sâu, nên việc thăm dò chưa được bao nhiêu. Bể trầm tích Trung Bộ (gồm các bể phía đông Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Phú-Khánh), diện tích nhỏ, tiềm năng hạn chế ~ 1 tỉ tấn dầu qui đổi. Bể trầm tíchThổ Chu - Mã Lai, tiềm năng không lớn, vài trăm triệu tấn dầu. ▪ Than. - Than đá: trữ lượng địa chất ~ 6,6 tỉ tấn, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Vùng than đá lớn nhất nước ta là bể than Đông Bắc (chiếm 90% trữ lượng than cả nước), than antraxit và nửa antraxit tuổi Trias. Hiện nay đang khai thác các vỉa lộ thiên (nhưng còn ít), tương lai chủ yếu là khai thác hầm lò nên sẽ gặp rất 43
  44. nhiều khó khăn và năng suất thấp hơn. Ngoài ra, nước ta còn có than antraxit ở Quảng Nam. - Than mỡ dùng để luyện cốc cho công nghiệp luyện kim, chỉ có ở Phấn Mễ, Làng Cẩm, Chợ Đồn (Đông Bắc), Điện Biên, Khe Bố (Nghệ An). Trữ lượng thăm dò ~ 8,6 triệu tấn. - Than nâu hình thành trong kỷ Neogen, do than biến chất yếu nên hàm lượng lưu huỳnh cao, chứa nhiều chất độc (còn gọi là than lửa dài). Các mỏ có trữ lượng công nghiệp là vùng trũng đệ tam Na Dương (Lạng Sơn) ~ 120,0 triệu tấn đã được khai thác cho công nghiệp sản xuất xi măng; Vùng Đồng bằng sông Hồng trữ lượng hàng chục tỉ tấn nhưng ở độ sâu 1.000-2.000m; Vùng dọc sông Cả ~ 1,0 triệu tấn. - Than bùn hình thành trong kỷ Đệ tứ; phân bố ở các vùng trũng của Trung du – miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (400-500 triệu tấn); đang được khai thác làm chất đốt và phân bón. ● Khoáng sản kim loại ▪ Kim loại đen. Thuộc nhóm này có sắt, mangan, crôm, titan. - Quặng sắt. Tổng trữ lượng dự báo 1.800 tỉ tấn (đã thăm dò 1,0 tỉ tấn). Thành phần quặng của các mỏ chủ yếu là hêmatit và manhêtit, hàm lượng sắt từ 20 – 40%. Các mỏ lớn là Tùng Bá (Hà Giang ~ 140 triệu tấn); Trại Cau (Thái Nguyên), Hà Quảng (Cao Bằng), Quý Sa (Yên Bái) trữ lượng hạn chế ~ 20-50 triệu tấn. Riêng mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng lớn nhất 554 triệu tấn, nhưng khai thác khó khăn, vỉa quặng ở độ sâu -160m, nằm gần biển. - Mangan, nước ta chỉ có một số mỏ nhỏ ở Trùng Khánh, Trà Lĩnh (Cao Bằng). Trữ lượng dự báo 3,2 triệu tấn, hàm lượng mangan trong quặng 35 – 50%. - Crôm có ở Cổ Định (Thanh Hóa) trữ lượng khoảng 20,8 triệu tấn thuộc loại lớn nhất trên thế giới. Hàm lượng crôm trong quặng 46%. Đã được khai thác từ lâu. - Titan: có cả mỏ gốc và mỏ sa khoáng. Mỏ gốc có ở Núi Chúa (Thái Nguyên), trữ lượng thăm dò 180 triệu tấn. Các mỏ sa khoáng ở ven biển, tập trung thành vùng có trữ lượng lớn suốt từ Quảng Ninh đến cực Nam Trung Bộ (trữ lượng đã thăm dò 16,0 triệu tấn). ▪ Kim loại màu quí hiếm. Đặc điểm của các mỏ kim loại màu thường là các mỏ đa kim (đồng-niken, đồng-vàng, chì-kẽm), là các mỏ nội sinh, có nguồn gốc nhiệt dịch xâm nhập. Riêng quặng bôxit (chủ yếu là mỏ ngoại sinh) do phong hóa 44
  45. laterit của các đá macma phun trào tuổi Đệ tứ. Hầu hết là các mỏ nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng núi, rất KK trong khai thác, đã vậy việc khai thác đòi hỏi công nghệ cao, tổng hợp vì hàm lượng rất thấp trong quặng, cần rất nhiều nước, khi khai thác rất dễ gây ô nhiễm môi trường; các mỏ này lại phân bố chủ yếu ở đầu nguồn các sông. - Đồng: nhiều nhất ở Tây Bắc (Sơn La), đang khai thác mỏ Sinh Quyền (Lào Cai), là mỏ đa kim có cả đồng – vàng, trữ lượng 60 vạn tấn đồng, 12,0 vạn tấn niken, 29 tấn vàng, 25 tấn bạc. - Chì- kẽm, có ở Chợ Điền - Chợ Đồn (Bắc Cạn) chiếm 80% cả nước. Ngoài ra còn có ở Lang Hít (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang) và một số mỏ nhỏ ở Bắc Trung Bộ mới đang thăm dò. Thời Pháp thuộc mới khai thác chì - kẽm ở Chợ Đồn - Chợ Điền chuyển về làm giàu quặng ở Quảng Yên và mang về chính quốc. - Thiếc - vonfram, có ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), trữ lượng 13.900 tấn (Pháp khai thác từ 1911); ở Tam Đảo-Tuyên Quang có mỏ gốc và sa khoáng; phía Tây Nghệ An có ở Quỳ Hợp đã được khai thác; ở Đà Lạt cũng có thiếc - vonfram, nhưng nhỏ. - Bôxit, tổng trữ lượng 6,6 tỉ tấn (chắc chắn ~ 4 tỉ tấn), bôxít nội sinh có ở Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và phía Tây Nghệ An, Quảng Bình. Bôxit ngoại sinh có ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. - Vàng có trên khắp đất nước, đã phát hiện 284 điểm quặng, đánh giá được 45 điểm quặng và đã khai thác 30 điểm mỏ. Trữ lượng vàng dự báo 280 tấn, ở cấp tin cậy 49 tấn, chắc chắn 18 tấn, riêng mỏ Bồng Miêu - Quảng Nam là 10 tấn, đã khai thác từ lâu. Nói chung các mỏ loại này đều nhỏ, khai thác thiếu sự kiểm soát gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra, còn có các mỏ khác như bạc, platin (thường có trong quặng đồng – niken), antimon, đất hiếm, kim loại phóng xạ. ● Khoáng sản không kim loại. Nhóm này được phân thành các nhóm: Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất, phân bón; Nguyên liệu kỹ thuật và mỹ nghệ; nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, gốm sứ , vật liệu xây dựng. - Apatit (mỏ ngoại sinh), phân bố ở Cam Đường (Lào Cai). Trữ lượng dự báo 2,0 tỉ tấn. Đã thăm dò 908,0 triệu tấn. Sản xuất phân lân. - Photphorit: ít, chỉ có ở Hữu Lũng (Lạng Sơn), có giá trị công nghiệp. 45
  46. - Pyrit: là nguyên liệu để SX H2SO4. ~ 10,0 triệu tấn, có ở rải rác nhiều nơi, đang khai thác ở Thanh Sơn (Phú Thọ) để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hóa chất Lâm Thao. - Đá quý, tập trung ở đới sông Hồng kéo dài từ Lào Cai – Sơn Tây, đang khai thác các mỏ ở Tần Hương, Lục Yên (Yên Bái); ở Quỳ Hợp (Nghệ An) chủ yếu là đá quý, saphia. - Cát thủy tinh, chủ yếu ở Duyên hải miền Trung (~ 1,1 tỉ tấn). Các mỏ lớn như Vân Hải (Quảng Ninh), Cửa Tùng (Quảng Trị), Quảng Ngãi, Phú Yên, Nha Trang, Ninh Thuận và Bình Thuận, (cát Cam Ranh và Vân Hải nổi tiếng chất lượng tốt) - Sét xi măng, trữ lượng ~ 300 triệu tấn, tập trung nhiều nhất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương và Bắc Trung Bộ. - Cao lanh sản xuất gốm sứ cao cấp và sứ mỹ nghệ, trữ lượng 50,0 triệu tấn, ở nhiều nơi. - Đá vôi, rất phong phú (từ phía Bắc đến Quảng Bình), ngoài ra còn có ở Đà Nẵng, Hà Tiên. Đây là chất trợ dung cho luyện gang, sản xuất xi măng, làm đá ốp lát. Cảnh vùng núi đá vôi có giá trị lớn về du lịch. Ngoài ra, còn có sét làm gạch chịu lửa ở Đông Bắc, Đông Nam Bộ. ● Nước khoáng. Cả nước có trên 350 nguồn nước khoáng, nước nóng lộ ra ngoài mặt đất (trong đó 62 nguồn có nhiệt độ trên 50 0C). Nguồn nước khoáng, nước nóng có giá trị lớn cho du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh như Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Kim Bôi (Hòa Bình), Thạch Bích (Quảng Ngãi), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).v.v. 1.4. Sự phân hoá tự nhiên - Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 1.4.1. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam a. Phân hoá theo Bắc - Nam - Thiên nhiên phân hoá theo bắc - nam chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu: Ở nước ta, từ Bắc vào Nam, sự gia tăng nhiệt theo vĩ độ không chỉ do góc nhập xạ tăng mà còn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp đáng kể nhiệt độ ở miền Bắc vào mùa đông. Sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ nhiệt độ làm cho 46
  47. khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự phân hoá giữa miền Bắc và miền Nam (mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã) - Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra.) Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh: Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ TB năm từ 20 – 25 0C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ < 180C (thể hiện rõ ở TDMN’PB’ và đồng bằng Bắc Bộ); Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân mùa nóng - lạnh làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên: mùa đông trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít, nhiều cây bị rụng lá; mùa hạ trời nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt. Trong rừng: loài thực - động vật nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có các loài cận nhiệt đới (như dẻ, re và các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu cùng các loài thú có lông dày như gấu, chồn, Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới - Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào). Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa: Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ TB năm trên 25 0C, không có tháng nào dưới 200C. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia 2 mùa khô – mưa, thể hiện rõ từ vĩ độ 140B trở vào; Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần thực - động vậạophanf lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (Mã lai – Inđônêxia) lên, hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (như các cây họ dầu); có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô (nhiều nhất ở Tây Nguyên). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo, bò rừng, ). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu b. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây (phân hoá thành 3 dải rõ rệt ) - Vùng biển và thềm lục địa: Vùng biển nước ta rộng gấp gần 3 lần diện tích đất liền, có ~ 3000 đảo lớn nhỏ. Độ nông – sâu, rộng - hẹp của vùng biển và thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển; Khí hậu Biển Đông của nước ta mang đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt, ẩm dồi dào. Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa - Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía 47
  48. đông; Ở nơi mà đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông (như đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ). Nơi đồi núi lấn sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷ với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu (dải đồng bằng Nam Trung Bộ). Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả của tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển này - Vùng đồi núi: Sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Đông - Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi; Biểu hiện của sự khác biệt đó là mùa đông lạnh đến sớm ở vùng núi thấp Đông Bắc; còn ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu vùng Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao; Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa; Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng c. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao. Theo độ cao, ở nước ta có 3 đai: - Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (độ cao TB 250C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm; Đất: trong đai này có 2 nhóm đất (nhóm đất đồng bằng chiếm gần 24%, nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm > 60% diện tích đất tự nhiên): Nhóm đất đồng bằng bao gồm: Đất phù sa (3,4 triệu ha), tốt nhất là loại đất phù sa ngọt. Đất phèn (2,0 triệu ha). Đất mặn (0,74 triệu ha), đất cát (0,50 vạn ha); Nhóm đất feralit, chủ yếu là đất feralits đỏ vàng, tốt nhất là đất feralits nâu đỏ phát triển trên đá mẹ ba dan và đá vôi. Các loại đất nâu đỏ, đất xám phù sa cổ thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới; Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ ràng; Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các cây nhiệt đới xanh quanh năm. Động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú; Ngoài ra, còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa (rừng thường xanh, nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô). Các hệ sinh thái rừng phát triển trên thổ nhưỡng đặc biệt (rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi; rừng lá rộng thường xanh trên đất 48
  49. phèn, đất chua mặn ven biển); hệ sinh thái xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn - Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (600 - 700m đến 2.600m): Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25 0C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng; Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1.600 - 1.700m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng đã tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Nhiệt độ giảm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích lũy, hình thành đất feralit có mùn với đặc tính chua. Quá trình phong hóa yếu đi nên tầng đất mỏng hơn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo. Ở độ cao 1.600 - 1.700m, nhiệt độ thấp, hình thành đất có mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp, nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có mặt các loài chim di cư thuộc khu hệ Hymalaya - Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao > 2.600m, chỉ có ở miền Bắc): Khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ < 15 0C, mùa đông < 50C, có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất chủ yếu là đất mùn thô; Nhóm đất mùn của đai cận nhiệt và ôn đới gió mùa trên núi chỉ chiếm ~ 11% diện tích đất tự nhiên. Diện tích còn lại là núi đá, mặt nước sông hồ 1.4.2. Các miền tự nhiên chủ yếu a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Phạm vi: nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây - tây nam Đồng bằng sông Hồng. Miền này có 2 đặc điểm cơ bản là quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất - kiến tạo và chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Các đặc điểm này được thể hiện qua các thành phần tự nhiên của miền. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao TB ~ 600m. Hướng núi vòng cung của các dãy núi và thung lũng sông (đây là nét đặc trưng nhất trong cấu trúc sơn văn của vùng). Địa hình đá vôi khá phổ biến. Hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam với các bề mặt địa hình thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng chảy sông lớn khiến cho đồng bằng mở rộng ra. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, lặng gió (vẫn có vịnh nước sâu) thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Tài nguyên khoáng sản (giàu than, vật liệu xây dựng, sắt, thiếc, vonfram, chì, kẽm ) Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí S.Hồng. Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh; Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (với nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh quan 49
  50. thiên nhiên theo mùa. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Đặc điểm chung cơ bản của miền có mối quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất - kiến tạo và sự suy yếu, giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; Đặc điểm này được thể hiện ở hướng tây bắc - đông nam của các hệ thống núi và dòng chảy; ở địa hình núi cao, trung bình chiếm ưu thế và ở tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam. Đây là miền duy nhất ở nước ta có địa hình núi cao với đầy đủ 3 đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng, thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông - lâm kết hợp. Các dãy núi ăn lan ra biển và hình thế đổ nghiêng của dải Trường Sơn đã thu hẹp dần diện tích đồng bằng. Đoạn từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển. Vai trò bức chắn dãy Trường Sơn với 2 mùa gió nghịch hướng đông bắc và tây nam đã làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông và hình thành thời tiết gió Tây khô nóng ở đồng bằng B.Trung Bộ vào mùa hạ. Rừng còn tương đối nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh (sau Tây Nguyên). Khoáng sản có sắt, thiếc, crôm, titan, vật liệu xây dựng Bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên xảy ra trong miền. c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Phạm vi từ dãy núi Bạch Mã trở vào. Miền này có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên đất đỏ ba dan, đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa 2 sườn Đông - Tây của vùng biểu hiện rõ rệt. Bờ biển khúc khủy, nhiều vịnh được che chắn bởi các đảo ven bờ. Khí hậu của miền có đặc điểm chung là khí hậu cận xích đạo gió mùa; Điều này được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm nhỏ và khí hậu có 2 mùa mưa - khô rõ rệt. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng (trước đây có cả tê giác và bò tót ở Tây Nguyên). Ven biển phát triển rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo. Dưới nước giàu cá, tôm. Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu khí lớn. Tây Nguyên giàu quặng bôxit. Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi, 50